Muôn kiểu ngân hàng 'mời' khách mua bảo hiểm nhân thọ

17/09/2020 10:26
17-09-2020 10:26:59+07:00

Muôn kiểu ngân hàng 'mời' khách mua bảo hiểm nhân thọ

Biết khách không có nhu cầu, nhân viên ngân hàng vẫn mời mua bảo hiểm nhân thọ bằng mọi cách, từ thuyết phục, doạ làm khó cho đến nài nỉ.

Lãnh đạo một số ngân hàng nhiều lần khẳng định không có chuyện ép khách phải mua bảo hiểm nhân thọ và không có bất kỳ điều khoản bắt buộc nào ghi trong hợp đồng. Nhưng thực tế, nhân viên ngân hàng vẫn làm mọi cách để bán bảo hiểm dù khách không thực sự có nhu cầu.

Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được bán qua kênh ngân hàng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chị Bảo (quận Đống Đa, Hà Nội) liên hệ với một ngân hàng thương mại để vay khoản tiền 400 triệu mua ôtô và thế chấp bằng chiếc xe này. Nhân viên ngân hàng cho biết, chị phải mua bảo hiểm nhân thọ nếu muốn hưởng mức lãi suất thấp hơn. Với hợp đồng bảo hiểm được tư vấn, mỗi năm chị cần đóng 15 triệu liên tục trong 7 năm.

Nghĩ đến việc phải "dè xẻn" để trả góp hàng tháng trong khi đang nuôi con nhỏ, chị Bảo từ chối mua bảo hiểm vì đang kẹt tiền. "Nếu chị không mua, thủ tục giải ngân sẽ phức tạp hơn", nhân viên nhà băng cho biết.

Chị Bảo kể đã nhiều lần nói không có nhu cầu và cũng không đủ tiền theo hợp đồng bảo hiểm, chấp nhận chọn gói vay lãi suất không ưu đãi. Người này quay sang năn nỉ chị mua gói bảo hiểm nhân thọ giá trị thấp hơn để "giúp đỡ vì đang phải chịu KPI bảo hiểm từ trên giao xuống".

"Nếu không đủ khả năng tài chính theo lâu dài thì đóng một năm rồi huỷ hợp đồng hay đàm phán đóng phí thấp hơn với bên bảo hiểm cũng được. Coi như chỉ mất phí tầm chục triệu, còn rẻ hơn nếu chị mua bảo hiểm khoản vay", chị Bảo kể lại lời năn nỉ của nhân viên ngân hàng. Sau cùng, chị Bảo đồng ý đóng phí bảo hiểm một năm rồi tính chuyện huỷ hợp đồng sau đó, coi như khoản phí để vay tiền được thuận lợi.

Không riêng chị Bảo, chị Hà (TP HCM) muốn vay thế chấp 800 triệu mua nhà (đứng tên bố mẹ) tại một ngân hàng có vốn nhà nước, nhưng bị làm khó về gói bảo hiểm nhân thọ dù đã có một hợp đồng bảo hiểm mua cách đây 3 năm.

"Chị thông cảm, bọn em cũng chịu chỉ tiêu. Chị thương em thì mua thêm một hợp đồng, đứng tên bố hoặc mẹ chị. Chị tìm đến ngân hàng khác cũng vậy thôi, muốn vay lãi suất thấp thì vẫn cần mua bảo hiểm nhân thọ", nhân viên ngân hàng nói với chị Hà.

Thực tế tìm hiểu cho Hà thấy lời nhân viên này không sai. Khi hỏi vay các ngân hàng khác,đặc biệt những đơn vị đã ký kết hợp tác bancas độc quyền với doanh nghiệp bảo hiểm - chị cũng gặp tình huống tương tự.

Nhân viên của một ngân hàng tư nhân có thế mạnh tại TP HCM cho hay, giờ gần như nhân viên tiếp xúc với khách hàng ở ngân hàng nào cũng phải chịu chỉ tiêu bảo hiểm.

Việc bán chéo bảo hiểm ngày càng được đẩy mạnh trong bối cảnh khó cho vay do cầu tín dụng kém. Tăng thu nhập phi tín dụng với một trong các mũi nhọn là bán bảo hiểm cũng nằm trong chiến lược dài hạn của nhiều nhà băng khi tăng trưởng tín dụng gần đây gặp hạn chế trước yêu cầu an toàn vốn ngày càng khắt khe.

"Dùng càng nhiều dịch vụ của ngân hàng thì giá càng rẻ, nếu khách không có nhu cầu, ngân hàng cũng không ép buộc", một nhân viên ngân hàng lập luận. Theo anh, khách mua bảo hiểm nhân thọ kèm khoản vay là việc hợp tác, hỗ trợ nhau. Ngoài được hưởng quyền lợi bảo vệ trước rủi ro, khách hàng được hưởng lãi suất vay thấp hơn, cũng giảm thiểu được tiền cảm ơn cán bộ tín dụng như trước.

Việc mua thêm bảo hiểm nhân thọ kèm khoản vay, theo các nhà băng, cũng là cách để đảm bảo dòng tiền trả nợ khi không may người vay gặp biến cố sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều khách hàng cho rằng với các khoản vay thế chấp đã có tài sản đảm bảo, mượn cớ mua bảo hiểm nhân thọ để tránh rủi ro là không hợp lý.

Thực tế cho thấy, việc ký tên vào hợp đồng bảo hiểm không xuất phát từ nguyện vọng của nhiều người mà chỉ nhằm "đối phó" để được vay vốn thuận lợi và hưởng lãi suất thấp.

Bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng là một hình thức khá phổ biến và nhiều ý nghĩa trên thế giới. Ngân hàng không chỉ có hoa hồng khi bán bảo hiểm mà còn đa dạng được hệ sinh thái dịch vụ tài chính cho khách hàng. Bản thân khách hàng cũng được cung cấp một "hệ sinh thái" đa dạng các dịch vụ tài chính khép kín. Tuy nhiên, theo một chuyên gia bảo hiểm, việc này chỉ có ý nghĩa nếu người dùng có nhu cầu, chứ không phải bị ép.

Quỳnh Trang

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Điểm thay đổi của thẻ bảo hiểm y tế hàng triệu người dùng cần lưu ý từ 1/7

Luật Bảo hiểm y tế (mới) có hiệu lực từ ngày 1/7 sửa đổi, bổ sung một số quy định về thẻ BHYT. Trong đó, thay vì mỗi người "chỉ được cấp một thẻ BHYT" như hiện nay...

Tin vui cho người lao động ngoài 45 tuổi mới bắt đầu đóng BHXH

Người lao động ngoài 45 tuổi mới đóng bảo hiểm xã hội, hoặc làm việc không liên tục, thuộc các ngành nghề đặc thù có thời gian công tác ngắn... hoàn toàn có cơ hội...

Bắt buộc hộ kinh doanh đóng bảo hiểm xã hội, cao nhất gần 12 triệu/tháng

Từ ngày 1/7, chủ hộ kinh doanh sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc với mức tối thiểu 585.000 đồng/tháng và mức tối đa là gần 12 triệu...

Còn hơn 64.000 tỷ chưa chi, lao động thất nghiệp vẫn nhận trợ cấp 'chưa đủ sống'

Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có số dư lũy kế hơn 64.300 tỷ đồng tính đến cuối năm 2024, nhưng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện tại được cho là thấp và chưa đủ...

Bảo hiểm tín dụng là gì?

Khi vay ngân hàng, bạn có thể được đề nghị tham gia bảo hiểm tín dụng (bảo hiểm khoản vay) để giảm rủi ro cho cả hai bên. Vậy bảo hiểm tín dụng có lợi ích gì cho...

Bảo hiểm nhân thọ hết thời tư vấn mập mờ

Sau 1-7, những sản phẩm kèm quyền lợi bổ trợ như tai nạn, bệnh hiểm nghèo... sẽ không còn được bán kèm trong hợp đồng chính.

Quy định mới về trợ cấp thất nghiệp

Bộ Nội vụ vừa ban hành quyết định về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm. Trong đó, thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp...

Lộ diện những 'góc khuất' bảo hiểm ô tô

Dù có không ít vụ việc đã bị phanh phui, trục lợi, gian lận bảo hiểm vẫn diễn ra đối với cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Trong đó, đáng lưu ý là trục lợi bảo...

Hiệp hội Bảo hiểm nói gì về việc công ty bảo hiểm "ăn chặn" tiền bồi thường?

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, cho rằng không doanh nghiệp bảo hiểm nào cố ý vi phạm.

Một công ty bảo hiểm bị phát hiện tự ý trừ tiền bồi thường tai nạn xe, trích lập “dự phòng mù”

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) ngày 11/04 công bố kết luận thanh tra hoạt động năm 2023 tại Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp, cho thấy hàng loạt tồn tại...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98