Năm 2025 thương mại trong nước sẽ góp 13,5% giá trị tăng thêm vào GDP

08/09/2020 09:05
08-09-2020 09:05:00+07:00

Năm 2025 thương mại trong nước sẽ góp 13,5% giá trị tăng thêm vào GDP

Bộ Công Thương dự kiến tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chưa loại trừ yếu tố giá sẽ đạt khoảng từ 9-9,5%/năm.

Khách lựa chọn hàng hóa tại siêu thị. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, Bộ Công Thương phấn đấu đến năm 2025, giá trị tăng thêm của lĩnh vực thương mại trong nước đóng góp khoảng 13,5% vào GDP.

Hiện thị trường trong nước đã và đang trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, vì vậy Bộ Công Thương dự kiến tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chưa loại trừ yếu tố giá sẽ đạt khoảng từ 9-9,5%/năm.

Đặc biệt, tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương mại hiện đại đến năm 2025 đạt khoảng từ 35-40% và dần hoàn thiện kết cấu hạ tầng thương mại như: trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu thương mại-dịch vụ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm logistic… tại các thành phố lớn.

Do vậy, tới đây Bộ Công Thương sẽ tập trung phát huy hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường; tăng cường năng lực điều tiết thị trường đối với các mặt hàng trọng yếu; thông qua các công cụ, cơ chế phù hợp để điều tiết, ổn định thị trường, đồng thời, tăng cường quản lý hoạt động kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Cùng với đó, Bộ Công Thương dự kiến đến năm 2025, 90% các cơ sở kinh doanh tại các tỉnh, thành phố không còn tình trạng bày bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Hơn nữa, sẽ có tới 90% các kho hàng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cho thuê kho tại các tỉnh, thành phố không chứa hàng nhập lậu, hàng giả; 100% cơ sở kinh doanh tại các tỉnh, thành phố thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; 100% các làng nghề không sản xuất hàng giả.

Tại báo cáo tổng kết Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, Bộ Công Thương nêu rõ, thị thị trường trong nước giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa cho nhân dân và góp phần quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.

Điều này thể hiện qua tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng khoảng 9,2% trong 5 năm qua.

Cụ thể, năm 2016 con số này chỉ dừng ở mức 3.546 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2019 đã lên tới 4.940 nghìn tỷ đồng và tăng trưởng đồng đều giữa các nền kinh tế. Đáng lưu ý, đóng góp của thị trường trong nước vào GDP cũng tăng liên tục, từ 10,5% năm 2016 lên 11,16% năm 2019.

Không dừng lai ở đó, kết nối cung-cầu cũng được Bộ Công Thương thực hiện tốt, góp phần bình ổn giá trên thị trường. Từ việc gắn kết tạo nguồn hàng ổn định giữa các nhà sản xuất trong nước với các hệ thống phân phối lớn trên toàn quốc, hệ thống hàng Việt đã từng bước lớn mạnh và nhận được sự ủng hộ của hầu hết người tiêu dùng trên cả nước.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ hàng Việt Nam tại các hệ thống phân phối bán lẻ luôn chiếm tỷ trọng cao, 90% đối với hệ thống phân phối do doanh nghiệp trong nước làm chủ.

Chẳng hạn như tại hệ thống siêu thị Co.opmart, hàng Việt luôn chiếm tỷ lệ từ 90-93%, Satra: 90-95%, VinMart: 96%... và trên 70% tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại nước ngoài tại Việt Nam như Lotte, Big C là 90%, AEON, Citimart là 82-85%./.

Uyên Hương

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quyết sách quan trọng của tỉnh Đồng Nai để phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực sẽ hiến kế giúp tỉnh Đồng Nai phát triển kinh tế-xã hội theo đúng mục tiêu đề ra.

Vận hành thử nghiệm 6 phường, xã của thành phố Đà Nẵng mới

Tại các phường, xã mới của thành phố Đà Nẵng, công tác vận hành thử nghiệm diễn ra suôn sẻ, hoàn thành tốt các chương trình, kế hoạch theo đúng dự kiến.

Hợp tác Mekong – Hàn Quốc: Công nghệ thủy lợi thông minh cho vùng hạn mặn

Vùng hạ lưu sông Mekong đang đứng trước thách thức kép từ biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Tại Việt Nam, theo Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và...

Việt Nam là thị trường xuất khẩu hàng hóa thứ 8 của Singapore

Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 16,23 tỷ SGD, tăng 28,07% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó xuất khẩu tăng...

TP.HCM tháo vướng mắc, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Sở NN&MT TP.HCM vừa có báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công các dự án được ghi vốn bồi thường trong năm 2024, năm 2025.

TP.HCM giao cho các siêu thị triển khai 'Tick xanh trách nhiệm'

Sở Công Thương TP.HCM đã vận động và đã có bốn sàn lớn tham gia "Tick xanh trách nhiệm".

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí cách mạng Việt Nam phải tiếp tục vươn mình mạnh mẽ

Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 - 21/06/2025) sáng 21/06, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, phát huy truyền thống vẻ vang...

Đồ gỗ Việt Nam trước sức ép chi phí logistics xanh

Các quy định mới từ Liên minh châu Âu, Tổ chức Hàng hải Quốc tế và loạt cam kết khí hậu đang buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải đo lường và giảm phát thải carbon...

Phó Thủ tướng yêu cầu hành động quyết liệt để triển khai 25 dịch vụ công toàn trình

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu hành động quyết liệt, đồng bộ để triển khai 25 dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, hướng tới...

Đường dây 3 doanh nghiệp sản xuất, buôn bán sữa giả HIUP

Đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả HIUP hoạt động bài bản bởi hệ sinh thái là 3 công ty, quảng cáo rầm rộ thông qua nhiều người nổi tiếng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98