NYTimes: Nhiều ngân hàng lớn vẫn chuyển tiền dù nghi ngờ hoạt động bất chính?

21/09/2020 10:40
21-09-2020 10:40:28+07:00

NYTimes: Nhiều ngân hàng lớn vẫn chuyển tiền dù nghi ngờ hoạt động bất chính?

Thông tin rò rỉ từ hàng ngàn báo cáo về hoạt động bất chính (SAR) cho thấy bản chất của dòng chảy tiền bất chính.

Dựa trên hàng ngàn báo cáo mà các ngân hàng lớn đệ trình lên các cơ quan quản lý liên bang, các ngân hàng được cho là đã dung túng cho những kẻ bị nghi ngờ là khủng bố, buôn bán ma túy và quan chức nước ngoài tham nhũng chuyển hàng ngàn tỷ USD trên khắp thế giới, dù rằng các giao dịch này rất đáng ngờ.

Theo BuzzFeed, hơn 2,100 báo cáo về hoạt động đáng ngờ từ các ngân hàng lớn tại Mỹ và ngân hàng quốc tế có liên quan tới hơn 2 ngàn tỷ USD giao dịch trong giai đoạn 1999-2017.

Thông thường, các ngân hàng buộc phải nộp lại bản báo cáo với Mạng lưới Chống tội phạm tài chính (FinCEN) về các giao dịch mà họ tin là nằm trong nhóm âm mưu rửa tiền, phạm tội hoặc các hoạt động phạm pháp khác.

BuzzFeed thu thập được các báo cáo về hoạt động đáng ngờ từ một số ngân hàng lớn nhất của Mỹ - bao gồm JPMorgan Chase, Citigroup và Bank of America - và nhiều định chế quốc tế như Deutsche Bank, HSBC và Standard Chartered. Nhiều trong số ngân hàng này đã bị các cơ quan Mỹ hoặc nước khác phạt vì hỗ trợ cho các giao dịch rửa tiền.

BuzzFeed và Nhóm Phóng viên Điều tra Quốc tế (ICIJ) chưa công khai các báo cáo SAR mà họ có được. Trong tuyên bố tháng này, FinCen cảnh báo rằng tiết lộ báo cáo SAR mà không được phép có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của nước Mỹ, xâm phạm các cuộc điều tra của cơ quan thực thi pháp luật và đe dọa sự an toàn cũng như bảo mật của các tổ chức và cá nhân gửi các báo cáo đó.

Nằm trong số các phát hiện chính của BuzzFeed là Standard Chartered – hoạt động chủ yếu tại châu Á, Trung Đông và châu Phi – dường như đã giúp chuyển tiền trên danh nghĩa của một công ty có trụ sở ở Dubai được cho là có mối quan hệ với nhóm Taliban. JPMorgan, Bank of New York Mellon và các ngân hàng khác dường như cũng giúp chuyển hơn 150 triệu USD cho các công ty gắn liền với chính quyền Triều Tiên, theo một báo cáo từ NBC News.

Vào cuối năm 2013, các quan chức tại JPMorgan Chase nộp ít nhất 8 báo cáo về hoạt động đáng ngờ có liên quan tới Paul Manafort – Chủ tịch phụ trách chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump trong năm 2016. JPMorgan cũng chuyển hơn 1 tỷ USD đến một kẻ được cho là chủ mưu của vụ lừa đảo khổng lồ liên quan tới quỹ quản lý tài sản quốc gia 1MDB của Malaysia.

Trong một báo cáo từ BuzzFeed, các quan chức tại Bank of America cảnh báo chính quyền liên quan về việc Deutsche Bank không thể phát hiện và ngăn chặn nạn rửa tiền hồi đầu năm 2016.

Patricia Wexler, Phát ngôn viên của JPMorgan, cho biết: “Chúng tôi đã đóng vai trò dẫn đầu trong cuộc cải cách chống rửa tiền, theo đó sẽ hiện đại hóa cách Chính phủ và cơ quan thi hành pháp luật chống lại nản rửa tiền, tài trợ cho khủng bố và các tội phạm tài chính khác”.

Phát ngôn viên của Standard Chartered, Chris Teo, cho biết: “Chúng tôi nhận trách nhiệm chống tội phạm tài chính cực kỳ nghiêm túc và đã đầu tư đáng kể vào các chương trình theo dõi về mức độ tuân thủ quy định và pháp luật”.

Tài liệu SAR cho thấy các ngân hàng có lúc sử dụng hệ thống ghi nhận hoạt động đáng tình nghi như một vỏ bọc pháp lý để tạo điều kiện cho hoạt động bất hợp pháp tiềm ẩn. Tuy nhiên, các báo cáo này không giúp ích gì nhiều cho các quan chức liên bang trong quá trình truy tố thủ phạm.

Các ngân hàng lớn đều nộp hàng chục ngàn báo cáo SAR mỗi năm và tổng số báo cáo đã tăng mạnh trong thập kỷ qua. Cùng lúc đó, số lượng nhân viên của FinCEN ngày càng giảm.

Tuần trước, FinCen thông báo họ muốn thực hiện thay đổi để cải thiện sự hiệu quả trong chiến dịch chống rửa tiền, Gần đây, các ngân hàng kêu gọi Quốc hội cho phép họ miễn một số trách nghiệm chống rửa tiền. Cụ thể, các ngân hàng này cho biết họ quá lo ngại về hậu quả pháp lý khi lỡ bỏ qua một hoạt động đáng ngờ. Trong năm 2017, 19 ngân hàng lớn đã nộp tổng cộng 640,000 báo cáo về hoạt động đáng ngờ, theo một nghiên cứu của Viện Chính sách Ngân hàng.

Trên thực tế, không có gì bất thường khi các ngân hàng cảnh báo cho cơ quan điều hành về giao dịch bị tình nghi và sau đó vẫn thực hiện các giao dịch này.

Chẳng hạn, trong giai đoạn 2011-2013, JPMorgan chuyển tiền tới các ngân hàng tại Thụy sỹ, Lebanon và Nigeria trên danh nghĩa của kẻ rửa tiền, đồng thời cũng báo cáo các giao dịch đáng ngờ này cho cơ quan chức trách Anh và Mỹ. Tuy nhiên sau đó, JPMorgan vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. Chính phủ Nigeria hiện đang kiện JPMorgan tại một tòa án của Anh vì đã thực hiện chuyển tiền trong các giao dịch đáng ngờ đó.

“Hàng ngàn tỷ USD tiền bẩn tràn qua hệ thống tài chính”, Linda Lacewell, giám đốc Sở Dịch vụ Tài chính New York, chia sẻ trên Twitter. “Báo cáo SAR nên là khởi đầu cho cuộc điều tra và phân tích chứ không phải điểm kết thúc. Chúng ta phải hành động”.

Vũ Hạo (Theo NYTimes)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98