Ông Trump hứa chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc và biến Mỹ thành siêu cường sản xuất

08/09/2020 09:57
08-09-2020 09:57:28+07:00

Ông Trump hứa chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc và biến Mỹ thành siêu cường sản xuất

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ về dự định hạn chế bớt mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, đe dọa trừng phạt bất kỳ công ty Mỹ nào tạo việc làm ở nước ngoài, đồng thời cấm những tổ chức làm ăn với Trung Quốc giành được các hợp đồng liên bang.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

“Chúng ta sẽ sản xuất những linh kiện vật tư quan trọng tại Mỹ, chúng ta sẽ tạo ưu đãi thuế (tax credit) cho các công ty sản xuất tại Mỹ và mang việc làm trở về nước Mỹ. Chúng ta sẽ áp hàng rào thuế quan lên các công ty từ bỏ Mỹ để tạo việc làm ở Trung Quốc và những quốc gia khác”, ông Trump cho biết tại cuộc họp báo Nhà Trắng trong ngày 07/09.

“Nếu họ không thể sản xuất tại đây (nước Mỹ) thì phải bắt họ đóng thuế mạnh khi xây nhà máy ở nơi khác và chuyển hàng vào nước Mỹ”, ông nói. “Chúng ta sẽ không trao các hợp đồng liên bang cho các công ty nhập nguồn từ Trung Quốc và buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm vì đã để dịch bệnh lan ra khắp thế giới”.

Gần đây, ông Trump hoan nghênh ý tưởng “tách rời” nền kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc – một giấc mơ của những quan chức Mỹ mang quan điểm “diều hâu” về Trung Quốc.

“Cho dù là tách rời hoặc đánh thuế nặng tay với Trung Quốc (chúng ta đã và đang thực hiện), chúng ta sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc vì nước Mỹ không thể phụ thuộc", Tổng thống Mỹ cho biết.

Ông không nói cụ thể thời điểm triển khai các chính sách trên nhưng gọi những động thái này là một phần nằm trong chương trình nghị sự của nhiệm kỳ thứ 2.

“Nếu ông Biden thắng, Trung Quốc sẽ thắng vì Trung Quốc sẽ chiếm lấy quốc gia này”, ông Trump nói. “Đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử tại thời điểm này. Dưới thời của tôi, chúng ta sẽ biến nước Mỹ trở thành siêu cường sản xuất (manufacturing superpower) của thế giới và chúng ta sẽ chấm dứt sự lệ thuộc vào Trung Quốc một lần và mãi mãi”.

Ông Trump đã biến Trung Quốc trở thành chủ đề chính của đợt bầu cử lần này. Tổng thống Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc khiến dịch bệnh Covid-19 lan sang Mỹ.

Đáp trả lại, ông Biden cáo buộc Trump đã quá mềm lòng trước Trung Quốc khi tiến tới thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” trong tháng 1/2020 và chỉ cứng rắn hơn sau khi chính quyền ông mất kiểm soát về tình hình dịch bệnh.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hạn hán đe dọa kinh tế châu Âu và Trung Quốc

Tình trạng hạn hán kéo dài đang đe dọa nghiêm trọng tới an ninh lương thực và hoạt động sản xuất tại hai nền kinh tế lớn là châu Âu và Trung Quốc.

Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 7 năm qua

Lạm phát ở Trung Quốc vẫn ở mức thấp trong tháng 5/2023, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hồi phục chậm vì nhu cầu yếu và xuất khẩu giảm mạnh.

Cú bắt tay của Ford và Tesla: Nỗi sợ hãi của ngành xe điện

Việc Ford Motor Co cho phép khách hàng của họ sử dụng mạng lưới sạc xe điện của Tesla đã gây rúng động trong ngành, dấy lên nghi vấn về tiêu chuẩn sạc quốc gia của...

Eurostat: Kinh tế Eurozone rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật

Theo Eurostat, nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật từ đầu năm nay, giảm 0,1% trong 2 quý liên tiếp.

Ray Dalio: Mỹ đang bước vào giai đoạn cuối của khủng hoảng nợ

Tỷ phú Ray Dalio, người sáng lập của Bridgewater Associates, cho biết Mỹ đang chứng kiến lạm phát cao dai dẳng cùng với lãi suất thực tăng nhanh.

50% công ty đa quốc gia lớn đặt mục tiêu cắt giảm không gian văn phòng

Khoảng một nửa số công ty đa quốc gia lớn trên thế giới có kế hoạch cắt giảm không gian văn phòng trong 3 năm tới khi họ thích nghi với làn sóng làm từ xa kể từ sau...

Lợi nhuận hàng không toàn cầu năm nay dự kiến gấp hơn 2 lần

Hiệp hội của các hãng hàng không toàn cầu ngày 05/06 đã tăng gấp đôi dự báo lợi nhuận ngành trong năm 2023, từ 4.7 tỷ USD lên 9.8 tỷ USD, nhờ nhu cầu đi lại tăng...

Australia tăng lãi suất lên mức cao nhất trong vòng 11 năm qua

Các dữ liệu gần đây cho thấy lạm phát tại Australia có xu hướng gia tăng, buộc Ngân hàng Dự trữ Australia phải tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm lên mức...

Trích lập dự phòng rủi ro của 5 ngân hàng lớn Canada tăng 13 lần

Trích lập dự phòng rủi ro của 5 ngân hàng lớn ở Canada vừa lên mức cao nhất kể từ năm 2020, do lo ngại về suy thoái kinh tế và khả năng vỡ nợ gia tăng trong lĩnh...

Vì sao kinh tế Mỹ chưa xuất hiện dấu hiệu suy thoái

Nhu cầu dồn nén, tiền tiết kiệm và nợ rẻ tích lũy trong thời kỳ phong tỏa đại dịch Covid-19 cùng với tình trạng khan hiếm lao động đã giúp nền kinh tế Mỹ vẫn kiên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98