Thu phí cách ly: Tốt cho ngân sách và ngành dịch vụ, khách sạn

05/09/2020 08:11
05-09-2020 08:11:35+07:00

Thu phí cách ly: Tốt cho ngân sách và ngành dịch vụ, khách sạn

Ông Mai Tiến Dũng cho rằng việc thu phí cách ly ngoài giúp ngân sách giảm gánh nặng còn có thể tăng thu nhập cho ngành dịch vụ, khách sạn.

Từ 1/9, theo quy định mới, tất cả trường hợp thực hiện cách ly phải tự chi trả chi phí. Còn chi phí khám, chữa bệnh vẫn do ngân sách chi trả theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, chiều 4/9, ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, việc thu phí phù hợp với tình hình hiện nay và cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế nhiều người dân mong muốn ở nơi cách ly có dịch vụ lưu trú tốt hơn. Chưa kể, việc tổ chức cách ly tại các cơ sở lưu trú, khách sạn còn giúp doanh nghiệp du lịch khách sạn có thêm việc làm cho người lao động.

Ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Ảnh: VGP.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, thu ngân sách 8 tháng đầu năm chỉ đạt 58,3% so với dự toán, tương đương gần 882.000 tỷ đồng, giảm 12,4% so với cùng kỳ. Trong khi chi ngân sách khoảng 975.600 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ 2019. Các khoản chi tăng chủ yếu dành cho phòng, chống dịch, chống thiên tai, chi hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ phục hồi kinh tế...

Vì thế, "ngân sách Nhà nước vừa giảm gánh nặng, người dân làm trong lĩnh vực dịch vụ, khách sạn cũng có thêm thu nhập", ông Dũng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng dẫn thêm số liệu cho thấy ngành du lịch nội địa một lần nữa "mắc kẹt" khi lượng khách huỷ tour trong tháng 8 lên tới 95-100%. Công suất buồng, phòng khách sạn theo thống kê bình quân chỉ đạt 10-20%.

"Tình hình Covid-19 phức tạp nên đến nay các nhà hàng, khách sạn, các khách sạn lớn đều không mở cửa, có mở cửa cũng khó có thể hoạt động được, thu không bù chi. Tình hình rất căng thẳng", ông Dũng nói.

Chia sẻ thêm, ông Tạ Anh Tuấn - Thứ trưởng Tài chính cho hay, các mức chi trả cách ly cụ thể đang được Bộ Tài Chính xem xét, nghiên cứu cùng Bộ Y tế để sớm báo cáo Chính phủ. Chẳng hạn, nếu chuyên gia vào Việt Nam muốn cách ly tại khách sạn, họ sẽ phải chi trả phí dịch vụ theo mức giá thoả thuận giữa người cách ly và cung cấp dịch vụ.

Với quy định mới này, Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải bố trí các cơ sở cách ly đáp ứng yêu cầu người nhập cảnh, không phân biệt người nước ngoài hay Việt Nam. Thủ tướng giao Bộ Công an, chính quyền các địa phương, nhất là ngành y tế giám sát chặt chẽ việc cách ly tại cơ sở lưu trú, bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch.

Ngoài thu phí cách ly người nhập cảnh vào Việt Nam, Chính phủ cũng công bố sẽ mở lại một số đường bay thương mại từ ngày 15/9, tuy nhiên sẽ có những giải pháp y tế chặt chẽ, không để lây lan dịch bệnh.

Anh Minh

Vnexpress







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tranh cãi về đánh thuế cá nhân và hộ kinh doanh trên doanh thu thay vì lợi nhuận

Nhiều hộ kinh doanh cho rằng việc tính thuế trên doanh thu, chứ không phải lợi nhuận, sẽ không phản ánh đúng bản chất kinh doanh; nhưng chuyên gia cho rằng đây là...

Từ 1/7, số định danh cá nhân thay cho mã số thuế: Những điểm cần lưu ý

Từ ngày 1/7, số định danh cá nhân sẽ được sử dụng thay cho mã số thuế của cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Cơ quan thuế hướng dẫn cách sử...

Bước đột phá trong quản lý thuế: Quy định mới về thanh toán không dùng tiền mặt và tác động đến doanh nghiệp

Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2025, một trong những nội dung quan trọng là tất cả giao dịch phải thanh toán không...

Số định danh cá nhân thay mã số thuế từ 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân chính thức thay thế mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Đây là bước cải cách hành chính lớn trong lĩnh...

Đề xuất cho phép hộ kinh doanh lập 'biên nhận bán hàng điện tử' qua app, Zalo, SMS

Bộ Tài chính đang dự thảo hồ sơ xây dựng dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), đề xuất chính sách đổi mới phương pháp quản lý đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm...

Hộ kinh doanh sẽ tự khai doanh thu, tính toán nâng ngưỡng không chịu thuế lên 400 triệu/năm

Từ năm 2026, chính sách thuế sẽ được định hướng theo hướng phân loại hộ và cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm dựa trên mức doanh thu để áp dụng các phương pháp quản lý...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Nên áp dụng thuế khoán đối với hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, doanh thu dưới 1 tỷ đồng

Bộ Tài chính cần nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền quy định về thuế khoán theo mức doanh thu tính thuế, tạo thuận lợi cho những hộ nghèo, những hộ buôn...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Chính phủ có giải pháp gì để để hộ kinh doanh hứng khởi nộp thuế?

“Chính phủ đã có kế hoạch, giải pháp nào để thực thi cách tính thuế mới đối với hộ kinh doanh sau khi bỏ thuế khoán, để các hộ thấy thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn...

Hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ đều bị xem là vi phạm

Theo quy định, kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ bị xem là vi phạm.

Thanh toán cho vốn đầu tư công đạt hơn 200.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đến ngày 31/5, Kho bạc Nhà nước đã phát hành 170.917 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn bình quân 9,95% năm và lãi suất bình quân 2,9%/năm, kết quả này đã góp...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98