Tủ bếp, tủ nhà tắm là mặt hàng chiến lược tại thị trường Mỹ

28/09/2020 15:33
28-09-2020 15:33:04+07:00

Tủ bếp, tủ nhà tắm là mặt hàng chiến lược tại thị trường Mỹ

Trong 9 tháng đầu năm 2020, sản phẩm tủ bếp, tủ nhà tắm xuất khẩu đạt trên gần 1 tỷ USD, tăng trên 80% so với cùng kỳ. Thị trường chiến lược của mặt hàng này chính là Mỹ với thị phần xuất khẩu lên tới 90%.

Tại Hội nghị giao ban ngành gỗ bàn giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu lâm sản năm 2020 được tổ chức chiều ngày 25-9 tại Bình Định, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp nhận định trong các tháng đầu năm ngành gỗ Việt Nam đã chịu nhiều tác động mạnh mẽ.

Trong 3 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản có tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6-2020, giá trị xuất khẩu giảm, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU. Nguyên nhân là do tác động của dịch COVID-19 và các vụ việc cạnh tranh thương mại.

Những tháng đầu năm 2020, ngành gỗ chịu nhiều tác động do dịch COVID-19 và cạnh tranh thương mại. Ảnh minh họa: KH.V

Bắt đầu từ tháng 7-2020 khi dịch bệnh đã dần được khống chế, các quốc gia đã bắt đầu phục hồi sản xuất, kinh doanh mở cửa nên nhu cầu nhập khẩu gỗ và lâm sản đã tăng lên đáng kể. Nhờ vậy, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đã tăng trở lại, trong tháng 8-9 giá trị xuất khẩu đã tăng ở mức hai con số.

"Đặc biệt, lần đầu tiên, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 8 đã đạt trên 1 tỷ USD. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, trị giá xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 8,97 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ 2019" - ông Nghĩa thông tin.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận xét, bên cạnh những chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ trong giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch COVID-19 thì qua giai đoạn này còn chứng kiến sự nỗ lực không mệt mỏi của các doanh nghiệp gỗ.

"Trong giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch, những chuỗi cung ứng của ngành gỗ không bị đứt gãy mà còn phát triển hơn. Đó là nhờ chúng ta đã xác định rõ ràng sản phẩm chiến lược và thị trường chiến lược để làm bệ đỡ cho sự phát triển bứt phá của ngành gỗ" - ông Lập nói.

Theo ông Lập, sản phẩm chiến lược của ngành gỗ giai đoạn này là tủ bếp, tủ nhà tắm. Qua số liệu thống kê, 9 tháng đầu năm xuất khẩu đạt trên gần 1 tỷ USD, tăng trên 80% so với cùng kỳ. Thị trường chiến lược của mặt hàng này chính là Mỹ với thị phần xuất khẩu lên tới 90%.

Do đó, để nhanh chóng biến lợi thế thành thế mạnh của ngành gỗ Việt Nam, ông Lập tiết lộ ngay trong tháng 11, Hiệp hội gỗ Việt Nam sẽ tiến hành thành lập chi hội tủ bếp, tủ nhà tắm và ván trang trí.

Mục đích để tạo thành chuỗi liên kết chặt chẽ, tạo ra mạng lưới rộng lớn cho các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất mặt hàng chiến lược, cung ứng cho thị trường chiến lược.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn đánh giá, trong những tháng đầu năm ngành gỗ đã trải qua nhiều sóng gió nhưng xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng đầu năm vẫn đạt xấp xỉ 9 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả đó thể hiện sự nỗ lực, sáng tạo, đồng hành chia sẻ của toàn ngành cũng như các doanh nghiệp ngành gỗ.

Nhìn lại mục tiêu 7,5 tỷ USD xuất khẩu gỗ và lâm sản đến năm 2020, hiện, ngành đã vượt xa. Ông Tuấn cho rằng đây là cơ hội để ngành đánh giá, xây dựng chiến lược cũng như thực hiện mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đưa ra đến 2025 xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt con số 20 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định, Bộ sẽ tiếp tục đồng hành, tháo gỡ, xem xét những vấn đề về cơ chế chính sách và hài hòa hóa các quy định và thông lệ quốc tế để ngành gỗ phát triển bền vững hơn.

Đang mất cân bằng vĩ mô

Tại hội nghị, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam dẫn một báo cáo đáng lưu ý vừa công bố của các Hiệp hội và tổ chức Forest Trends.

Báo cáo cho biết đang có sự mất cân bằng vĩ mô giữa vùng nguyên liệu rừng trồng và năng lực chế biến sâu, đặc biệt ở vùng miền Trung và vùng Đông Bắc, nơi có các diện tích rừng trồng rất lớn.

"Báo cáo cho rằng ngành dăm tồn tại và phát triển là sản phẩm trực tiếp của việc mất cân đối vĩ mô này. Do vậy, hạn chế sự phát triển của ngành dăm theo cách hiện nay không đạt được hiệu quả như kỳ vọng, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ trồng rừng" - ông Lập lo ngại.

Không chỉ vậy, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng nhận xét ngành dăm đang có những dấu hiệu không bền vững và để phát triển ngành cần phải thay đổi. Thay đổi cần đi theo hướng đa dạng hóa sản phẩm đầu ra từ gỗ rừng trồng. Nguồn nguyên liệu cho dăm có thể đưa vào chế biến để tạo ra các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn, như viên nén, các loại ván…

"Đa dạng hóa sản phẩm đầu ra từ gỗ rừng trồng không những góp phần giảm sự lệ thuộc của ngành dăm vào một loại sản phẩm, vào một thị trường, như thị trường Trung Quốc, góp phần giảm rủi ro cho ngành dăm, và góp phần tạo nên một thị trường cạnh tranh về gỗ rừng trồng nguyên liệu, đem lại giá trị kinh tế cao hơn cho các hộ trồng rừng" - ông Lập nói.

AN HIỀN

Pháp luật TPHCM





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trong quý 1/2024, số DN tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 14.1 ngàn so với số DN đăng ký thành lập mới

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong...

Du lịch hàng không đón tin vui: Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mức trước dịch

Lượng khách quốc tế đổ về Việt Nam đã vượt mốc trước đại dịch COVID-19, đạt hơn 4.6 triệu lượt người trong quý 1/2024.

Việt Nam xuất siêu 8.08 tỷ USD trong quý 1/2024 nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI

Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35.6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý...

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng quý 2 sẽ ổn định hoặc tốt hơn quý 1

Dữ liệu mới công bố mang lại cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong quý 2/2024. Theo đó, hơn 80% doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 ước đạt gần 614 ngàn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu...

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2024 tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm...

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyên Vụ Trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng Cục Hải quan, giữ chức Cục Trưởng Cục Hải quan TP HCM từ ngày 2-4.

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.

Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

Chiều 28/03, Công an TPHCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01), Công an TPHCM đã khởi tố và xử lý hình sự 27 bị can về các tội vi phạm quy định về khai thác...

Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM là nơi có nhiều cơ hội, dư địa để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM có nhiều dư địa, cơ hội, nhiều đơn đặt hàng để các nhà khởi nghiệp nghiên cứu.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98