Vì sao quỹ trăm triệu đô của Đài Loan nhắm đến Việt Nam?

09/09/2020 11:15
09-09-2020 11:15:00+07:00

Vì sao quỹ trăm triệu đô của Đài Loan nhắm đến Việt Nam?

Thương chiến Mỹ-Trung không chỉ biến Việt Nam thành thỏi nam châm thu hút các doanh nghiệp sản xuất của Đài Loan mà còn thu hút dòng vốn từ giới đầu tư xứ Đài.

Những ngày gần đây, thị trường Việt Nam hồ hởi đón nhận thông tin về một quỹ mới thành lập tại Đài Loan và tập trung đầu tư vào thị trường Việt Nam là CTBC Vietnam Equity Fund. Quỹ do CTBC Investments – một trong những công ty quản lý tài sản hàng đầu tại Đài Loan – thành lập vào ngày 17/08 và có sự tư vấn từ Dragon Capital.

Nắm trong tay lượng vốn gần 4,000 tỷ đồng (gần 170 triệu USD), bước đi đầu tiên của CTBC Vietnam Equity Fund tại đất nước hình chữ "S" là đăng ký mua 21 triệu chứng chỉ quỹ của VFMVN Diamond ETF – một chứng chỉ quỹ ETF mô phỏng theo VN-Diamond Index, một chỉ số bao gồm những cổ phiếu đã hết “room” ngoại. Một thương vụ được ước tính ở mức 270 tỷ đồng (dựa trên mức giá ngày 01/09).

Quỹ đầu tư này ngắm tới Việt Nam giữa lúc thị trường chứng khoán Đài Loan và Mỹ đang dần chạm tới mức đỉnh lịch sử, trong khi thị trường Việt Nam vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Tính tới ngày 07/09, chỉ số VN-Index dao động ở mức 888 điểm, giảm gần 8% từ đầu năm 2020 và cách xa so với mức kỷ lục 1,200 điểm.

Bên cạnh mức định giá rẻ, Zhang Chenwei, nhà quản lý quỹ China Trust Vietnam Opportunity Fund, còn đưa ra nhiều lý do khác cho quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Kinh tế tăng trưởng mạnh và sở hữu nhiều lợi thế

Theo China Trust Investment Trust, Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế, bao gồm tăng trưởng GDP mạnh, lạm phát thấp và một đồng tiền ổn định. Chưa hết, nền kinh tế đang lên cũng là một trong những nước có hiệp định thương mại tự do (FTA) nhiều nhất trên thế giới. Đáng chú ý nhất trong thời gian qua, thỏa thuận EVFTA giữa Việt Nam và EU vừa có hiệu lực và hứa hẹn mang lại nhiều cú huých cho nền kinh tế nội địa.

Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định 6-7%/năm cho đến khi va phải vật cản “Covid-19”. Trước tác động nặng nề của đại dịch, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại đáng kể, nhưng vẫn nằm trong số ít quốc gia có tăng trưởng dương.



Lưu ý: So với cùng kỳ năm trước.

Lao động trẻ và rẻ hơn, cùng với những sự hỗ trợ về chính sách là những yếu tố giúp Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn của các công ty sản xuất. Hiện nay, nhiều công ty sản xuất nổi tiếng của Đài Loan đã chuyển sản xuất sang Việt Nam, và thậm chí Apple cũng đang cân nhắc sản xuất tại Việt Nam, trong đó Luxshare đang sản xuất AirPods cho gã khổng lồ “táo khuyết”.

Theo Cục Thống kê Việt Nam, lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam trong tháng 7/2020 cao hơn nhiều so với tháng trước đó. Dòng vốn FDI trong 7 tháng đầu năm tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.

10 năm tới sẽ là kỷ nguyên vàng của kinh tế Việt Nam

Zhang Chenwei, nhà quản lý quỹ China Trust Vietnam Opportunity Fund, cho rằng Việt Nam đang đi theo con đường phát triển giống với Trung Quốc và Đài Loan, theo đó giai đoạn 10 năm kế tiếp sẽ là kỷ nguyên vàng của nền kinh tế Việt Nam.

Tương tự với Trung Quốc và Đài Loan, lộ trình phát triển kinh tế Việt Nam bắt đầu từ nền kinh tế dựa trên xuất khẩu quần áo, giày dép, hàng dệt may... cho tới ngành thiết bị điện tử và công nghệ. Các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam những năm gần đây chủ yếu nằm trong lĩnh vực thiết bị điện tử và công nghệ, trong đó kim ngạch xuất khẩu điện thoại di động và thiết bị điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu tại đất nước hình chữ “S”.

Đến lượt mình, đầu kéo tăng trưởng ổn định từ xuất khẩu đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đồng thời giúp ngày càng nhiều người dân trở thành tầng lớp trung lưu. Theo ước tính từ HTI Macro Research, số gia đình thuộc tầng lớp trung lưu sẽ tăng thêm hơn 50% trong năm 2020.

Dữ liệu từ Statista cho thấy GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam đã vượt mức 2,000 USD và được dự báo vượt 3,000 USD vào năm 2021.

Theo IMF, khi GDP bình quân đầu người vượt ngưỡng 3,000 USD, lượng tiêu thụ của quốc gia đó sẽ tăng mạnh và điều này cũng tác động tích cực đến thị trường chứng khoán. Ông Zhang Chenwei dẫn lại ví dụ trong quá khứ rằng: Trong thập niên 80, khi thu nhập bình quân đầu người vượt mức 3,000 USD, chứng khoán Đài Loan và Trung Quốc đều chứng kiến đà tăng trưởng vượt bậc.

Nâng hạng thị trường

Việt Nam hiện đang là thị trường lớn thứ hai trong rổ MSCI Frontier Market, nhưng đã vượt một số thị trường mới nổi khác về vốn hóa thị trường và khối lượng giao dịch.

Theo Zhang Chenwei, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, sở hữu nước ngoài được nới lỏng và sự điều chỉnh cấu trúc là những cú huých giúp Việt Nam được MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi.

Ngoài ra, hiện Việt Nam đang nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 của FTSE. Trong kỳ review gần nhất, Việt Nam đã thỏa mãn 7 trên tổng số 9 điều kiện tiên quyết để được nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2. Hai tiêu chí chưa được thỏa mãn là "Ít có giao dịch thất bại" và "Thanh toán - T+2/T+3".

Gần đây, Bộ Tài chính Việt Nam đang thực hiện lấy ý kiến sửa đổi Thông tư hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán, trong đó có cả cơ chế dành cho việc giao dịch chứng khoán trong ngày và giao dịch bán khống, qua đó từng bước đáp ứng các tiêu chí nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 của FTSE.

Khẩu vị đầu tư China Trust Vietnam Opportunity Fund là các công ty có tiềm năng tăng trưởng đang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Ngoài ra, danh mục đầu tư còn bao gồm VFMVN Diamond ETF – một chứng chỉ quỹ ETF mô phỏng theo VN-Diamond Index, một chỉ số bao gồm những cổ phiếu đã hết “room” ngoại.

Vũ Hạo

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực bán trỗi dậy

Tuần qua (15-19/04/2024), giao dịch quỹ đầu tư chứng kiến sự trỗi dậy của chiều bán sau nhiều tuần bị lực mua áp đảo.

Quỹ ETF trăm triệu đô bán ròng cổ phiếu Việt sau nhiều tuần im tiếng, loại hết THD

Sau nhiều tuần không động tĩnh, iShares ETF - quỹ ETF chuyên tập trung vào các cổ phiếu thị trường cận biên và mới nổi - tiến hành bán ròng đối với gần như toàn bộ...

MWG bị loại khỏi danh mục VNDiamond

Ngày 15/04, HOSE đã chính thức công bố kết quả rà soát danh mục các chỉ số cho kỳ Quý 1/2024. Xin lưu ý, các chỉ số mới sẽ có hiệu lực từ ngày 06/05 và các ETF liên...

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực mua giữ “phong độ”

Tuần qua (08-12/04/2024), lực mua bao trùm trong giao dịch của quỹ đầu tư khi thị trường xuất hiện 03-04 phiên rung lắc liên tục ở vùng hỗ trợ quanh 1,245 điểm.

Quỹ thuộc SGI Capital bất ngờ bán gần hết cổ phiếu ngân hàng, nâng tỷ trọng tiền mặt hơn 57%

Sau nhiều tháng dồn lực vào cổ phiếu, quỹ Ballad Fund bất ngờ thoái vốn mạnh trong tháng 3/2024, trong đó bán gần hết các cổ phiếu tài chính, đồng thời cảnh báo về...

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực mua bền bỉ

Tuần qua (01-05/04/2024), giao dịch quỹ đầu tư tiếp tục nghiêng về chiều mua trong bối cảnh VN-Index chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh ở vùng giá quanh 1,295 điểm...

Cá mập PYN Elite lãi 5 tháng liên tiếp

Sau 5 tháng lãi liên tiếp, tỷ suất sinh lợi của quỹ ngoại PYN Elite tại thị trường Việt Nam đạt 15.34%.

Quỹ DCVFMVN Diamond ETF sẽ đảo danh mục ra sao trong quý 1/2024?

SSI Research ước tính quỹ DCVFMVN Diamond ETF sẽ bán 48.5 triệu cp MWG khỏi danh mục, trong khi mua vào khoảng 450,000 cp BMP. Ngoài ra, một số cổ phiếu ước tính...

3 quỹ ETF có NAV gần 20,000 tỷ đồng sẽ loại MWG, thêm BMP?

Dự báo về đợt review tháng 4/2024, CTCK BSC dự báo các quỹ theo chỉ số VNDiamond sẽ mua bán hàng chục triệu cp MWG, MBB, VPB, VRE và KDH.

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực mua áp đảo

Tuần qua (25-29/03/2024), giao dịch cổ phiếu của các quỹ đầu tư chủ yếu nghiêng về chiều mua trong bối cảnh thị trường diễn biến khá tích cực dù chịu áp lực rung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98