VNDirect dự báo GDP Việt Nam năm 2020 chỉ tăng 2.3% nếu dịch kéo dài

10/09/2020 14:56
10-09-2020 14:56:08+07:00

VNDirect dự báo GDP Việt Nam năm 2020 chỉ tăng 2.3% nếu dịch kéo dài

Trong báo cáo “Cập nhật kinh tế vĩ mô - Tiêu điểm đầu tư công” CTCP Chứng khoán VNDirect (HOSE: VND) vừa công bố, tăng trưởng ngành dịch vụ chậm lại và ngành công nghiệp tiếp tục suy yếu trong tháng 8. Ngược lại, đầu tư công được đẩy mạnh và xuất khẩu gia tăng là điểm sáng cho kinh tế Việt Nam. Qua đó, CTCK này đề ra 2 hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2020.

Cụ thể, do đợt bùng phát Covid-19 thứ 2 đã ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế và làm triển vọng tăng trưởng trở nên bất định hơn, VNDirect đưa ra hai kịch bản dự báo tăng trưởng Việt Nam trong năm 2020. Trong kịch bản cơ sở, VNDirect kỳ vọng Việt Nam sẽ ngăn chặn được làn sóng Covid-19 thứ hai trong tháng 9 và dự báo GDP năm 2020 tăng 3.5% so với năm 2019. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài, tác động tiêu cực của đại dịch đối với ngành dịch vụ sẽ còn dai dẳng và trầm trọng hơn, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức thấp hơn, chỉ tăng 2.3% so với năm 2019.

Tăng trưởng GDP theo quý trong 2 kịch bản dự báo
Nguồn: VNDirect Research

Hiện tác động của dịch bệnh đang ảnh hưởng đến nền kinh tế như sau:        

Tăng trưởng ngành dịch vụ chậm lại trong tháng 8

Làn sóng Covid-19 thứ 2 bùng phát tại Đà Nẵng từ ngày 25/07 và sau đó lan rộng ra 15 địa phương với tổng số ca bệnh tăng lên 1,049. Chính phủ đã yêu cầu thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội tại Đà Nẵng và Quảng Nam trong vòng 40 ngày, đồng thời yêu cầu tạm dừng mọi phương tiện giao thông công cộng. Theo Tổng Cục Thống kê (TCTK), tổng giá trị ngành dịch vụ và bán lẻ tháng 8/2020 giảm 2.7% so với tháng trước nhưng vẫn tăng 1.7% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán lẻ tăng 6.3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú và doanh thu du lịch lần lượt giảm 15.6% và 74.2% (so cùng kỳ).

Ngành công nghiệp tiếp tục suy yếu trong tháng 8

Chỉ số quản lý mua hàng tại Việt Nam (PMI) giảm về mức 45.7 điểm trong tháng 8 so với mức 47.6 điểm của tháng 7 do sức cầu đối với các sản phẩm công nghiệp suy giảm (cả cầu trong nước và ngoài nước), cũng như sự gián đoạn kéo dài của chuỗi cung ứng toàn cầu. PMI đạt dưới mức 50 cho thấy sự suy giảm của ngành sản xuất.

Đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh trong tháng 8

Nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã và đang đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong bối cảnh các động lực tăng trưởng khác bị chậm lại. Theo TCTK, giải ngân đầu tư công trong 8 tháng đầu năm 2020 tăng 30.4% so với cùng kỳ lên mức 250.5 ngàn tỷ đồng (cao hơn mức tăng 27.2% trong 7 tháng đầu năm 2020 và 5.4% trong 8 tháng đầu năm 2019), tương đương 50.7% kế hoạch cả năm đã điều chỉnh. 

Xuất khẩu tăng tốc, thặng dư thương mại tiếp tục cải thiện

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tháng 8 ước tính tăng 6.5% so với tháng trước lên 26.5 tỷ USD (tăng 2.5% so với cùng kỳ), lập kỷ lục mới về giá trị xuất khẩu theo tháng. Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 1.5% so với cùng kỳ lên 174.1 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu tháng 8 tăng 8.6% so với tháng trước lên 24.0 tỷ USD (tăng 7.3% so với cùng kỳ), tuy nhiên lũy kế 8 tháng vẫn giảm 1.7% so với cùng kỳ xuống 163.2 tỷ USD do nhu cầu tiêu dùng trong nước sụt giảm. Do đó, 8 tháng đầu năm 2020 ghi nhận xuất siêu kỷ lục lên tới 10.9 tỷ USD

Như Xuân

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...

Góc nhìn tuần 22 - 26/04: Giằng co quanh 1,175

Các công ty chứng khoán dư báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1,175. Trong trường hợp thủng ngưỡng này, chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1,150.

VN-Index chưa có dấu hiệu ngừng giảm?

Thị trường chứng khoán giảm điểm do phản ứng trước nhiều thông tin không mấy tích cực. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những nhịp hồi để hạ tỷ...

Góc nhìn 19/04: Phụ thuộc vào lực bắt đáy tại ngưỡng 1,190

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn trong bối cảnh tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át. Diễn biến của thị trường sẽ...

Chuyên gia Dragon Capital nhận định thị trường khó giảm tới 20%

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư Dragon Capital đưa ra nhận định thị trường khó giảm tới 20% trong sự kiện Investor Day quý 1/2024 do Dragon Capital tổ chức...

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch...

Góc nhìn 16/04: Kỳ vọng vào nhịp hồi kỹ thuật?

Theo SSV, VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ MA50 và phát đi tín hiệu điều chỉnh trong trung hạn. Tuy nhiên với việc giảm sốc như phiên 15/04, VN-Index được kỳ vọng sẽ...

Tín hiệu nào dành cho SCS, BSR và QTP?

Công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan SCS với kỳ vọng sản lượng hàng hóa quốc tế thúc đẩy tăng trưởng; mua BSR do hưởng lợi ngắn và trung hạn từ cấu trúc...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98