Công nhân dệt may châu Á mất việc hàng loạt vì Covid-19

22/10/2020 13:22
22-10-2020 13:22:42+07:00

Công nhân dệt may châu Á mất việc hàng loạt vì Covid-19

ILO cho biết, do đơn hàng giảm, số công nhân may ở châu Á - Thái Bình Dương bị sa thải, mất việc tạm thời tăng mạnh.

Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có số lượng công nhân dệt may lớn của thế giới. Năm 2019, khu vực này đã tuyển dụng khoảng 65 triệu công nhân dệt may, chiếm 75% tổng số công nhân của ngành trên toàn cầu.

Nghiên cứu 10 nước sản xuất mặt hàng này nhiều nhất trong khu vực gồm: Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhận định, người lao động, doanh nghiệp trong toàn bộ chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do doanh số bán lẻ tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt giảm mạnh.

Tính đến tháng 9, gần một nửa số việc làm trong các chuỗi cung ứng dệt may phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các nước bạn hàng lớn. Thời gian qua, nhu cầu giảm mạnh và gián đoạn nguồn cung nguyên liệu thô, nhập khẩu từ các nước là khách hàng lớn của dệt may châu Á đã giảm 70% trong nửa đầu năm 2020.

Công nhân công ty Dệt kim Đông Xuân sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn phòng Covid-19. Ảnh: Cao Hưng.

Dù các chính phủ đã chủ động ứng phó khủng hoảng, nghiên cứu của ILO chỉ ra, vẫn có hàng nghìn các nhà máy trong khu vực phải tạm đóng cửa hoặc vĩnh viễn. Tình trạng cho công nhân nghỉ việc tạm thời và sa thải tăng mạnh. Những nhà máy có thể hoạt động trở lại đa phần chỉ sử dụng lượng công nhân đã qua cắt giảm.

Ông Christian Viegelahn, chuyên gia kinh tế lao động của ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, một nữ công nhân dệt may trong khu vực trung bình đã mất ít nhất 2-4 tuần làm việc. Họ cũng ghi nhận chỉ 3/5 số đồng nghiệp được gọi trở lại làm việc khi nhà máy mở cửa hoạt động trở lại. Tình trạng giảm thu nhập và chậm trả lương cũng là tình trạng phổ biến của các công nhân dệt may vẫn có việc làm trong quý II.

Covid-19 cũng tác động nặng nề đến phụ nữ, vốn là đối tượng chiếm số đông trong lực lượng lao động trong ngành này. ILO cho rằng điều này làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng vốn đã hiện hữu về thu nhập, trong khối lượng công việc, phân biệt nghề nghiệp và phân chia công việc chăm sóc không được trả công.

ILO lưu ý đối thoại xã hội trở nên hữu ích trong việc tăng cường ứng phó khủng hoảng ở những nước đã xây dựng các cơ chế đối thoại. Tổ chức này kêu gọi cần thực hiện đối thoại xã hội mang tính bao trùm và thực chất hơn ở cấp quốc gia và cấp ngành ở mọi quốc gia trong khu vực.

Nghiên cứu cũng khuyến nghị cần tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như mở rộng diện bao phủ của an sinh xã hội tới người lao động, đặc biệt là phụ nữ.

Bà Chihoko Asada Miyakawa, Giám đốc ILO khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhấn mạnh, các chính phủ, người lao động, người sử dụng lao động và các bên liên quan khác trong ngành phải cùng nhau tìm cách xử lý những tình huống chưa từng có tiền lệ này và chú trọng hơn đến con người cho ngành dệt may.

Phương Ánh

Vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thước đo lạm phát yêu thích của Fed tăng 2.8% trong tháng 2, khớp với dự báo

Chỉ số lạm phát yêu thích của Fed tăng đúng như kỳ vọng trong tháng 2/2024.

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98