Hàn Quốc thoát khỏi suy thoái nhờ cú bùng nổ về xuất khẩu

27/10/2020 12:00
27-10-2020 12:00:01+07:00

Hàn Quốc thoát khỏi suy thoái nhờ cú bùng nổ về xuất khẩu

Hàn Quốc hồi phục mạnh mẽ hơn dự báo trong quý trước, khi đà tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất trong nhiều thập kỷ góp phần vực dậy nền kinh tế.

Trong giai đoạn 7-9/2020, GDP Hàn Quốc tăng trưởng 1.9% so với quý trước đó, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố trong ngày thứ Ba (27/10). Con số này cao hơn so với dự báo 1.3% của các chuyên gia kinh tế.

Góp phần kéo nền kinh tế xứ sở kim chi trở lại đà tăng trưởng là cú bùng nổ mạnh nhất của kim ngạch xuất khẩu kể từ năm 1986.

Trong quý 3/2020, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 15.6% so với quý trước, trái ngược với mức giảm 16.1% trong quý 2/2020. Lĩnh vực xây dựng Hàn Quốc không phục hồi nhanh như xuất khẩu, mặc dù vẫn xuất hiện những tín hiệu cho thấy sản xuất nhà máy đang dần cải thiện – trong đó sản lượng sản xuất tăng 7.6% so với quý 2/2020.

Xét trên cơ sở hàng năm, nền kinh tế Hàn Quốc giảm 1.3% trong quý 3/2020, sau khi giảm 2.7% trong quý 2.

Nền kinh tế Hàn Quốc thoát khỏi cảnh suy thoái vì đại dịch và có vị thế mạnh hơn so với phần lớn nước phát triển. Thế nhưng, đà hồi phục vẫn có thể bị tác động bởi những đợt gián đoạn ở Mỹ và châu Âu – nơi dịch bệnh đang bùng phát dữ dội hơn bao giờ hết. Tuy vậy, hoạt động xuất khẩu chip điện tử của xứ sở kim chi đang hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch sang học và làm việc tại nhà và nhu cầu chip tại Trung Quốc tăng mạnh.

"Những thống kê này cho thấy sự vững vàng của một cường quốc về sản xuất", Oh Jae-young, Chuyên gia kinh tế thuộc KB Securities, chia sẻ. "Lĩnh vực xuất khẩu của Hàn Quốc vẫn không ‘một vết trầy xước’ trong đại dịch, và giờ đây khi các nền kinh tế phát triển nối lại hoạt động, Hàn Quốc nhận được một cú huých".

Xuất khẩu tăng kéo kéo theo việc tăng đầu tư vào máy móc và thiết bị giao thông cần thiết để hỗ trợ xuất khẩu, BoK cho biết. Lượng tiền đầu tư vào cơ sở máy móc và thiết bị xuất khẩu đang ở mức cao nhất kể từ năm 2012.

Chi tiêu tiêu dùng cũng có thể cải thiện sau khi giảm trong quý trước. Làn sóng Covid-19 mới nổi lên ở Hàn Quốc vào cuối mùa hè vừa rồi đã buộc nước này phải tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, đến nay, Chính phủ Hàn Quốc đã nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và nối lại việc phân phát phiếu giảm giá nhằm khuyến khích người dân chi tiêu. Tổng thống Moon Jae-in cho biết Hàn Quốc nên tận dụng cơ hội này để khởi động lại đà hồi phục. Nước này cũng đang chuẩn bị tích cực cho một lễ hội mua sắm hàng năm vào đầu tháng 11 để thúc đẩy phục hồi kinh tế.

Trong một phát biểu ngày 27/10, sau khi số liệu tăng trưởng được công bố, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki nói rằng nước này đã bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế nhờ xuất khẩu sang các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và nhu cầu lớn hơn đối với các sản phẩm công nghệ. Ông Hong dự báo nền kinh tế Hàn Quốc lẽ ra đạt mức tăng khoảng 2,5% nếu không có làn sóng virus mới vào tháng 8.

Bất chấp đà hồi phục trong nửa cuối năm, các chuyên gia phân tích vẫn dự báo GDP Hàn Quốc sẽ giảm trong năm 2020, lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trong thập niên 90.

"Làn sóng virus thứ hai tại các nền kinh tế phát triển là vấn đề đáng ngại", Rory Green, Chuyên gia kinh tế tại TS Lombard, nhận định khi nói về sức khỏe kinh tế Hàn Quốc. Dù vậy, ông Green vẫn cho rằng Hàn Quốc sẽ hưởng lợi từ sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động học tập và làm việc trực tuyến khi các biện pháp giãn cách xã hội một lần nữa được áp dụng trên diện rộng.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...

Tập đoàn bán lẻ Auchan SA của Pháp bán các tài sản tại Nga

Ngày 12/4, công ty Các Gallery Thương mại đã trở thành chủ sở hữu mới các siêu thị của Auchan. Chủ sở hữu chính của doanh nghiệp này là ông Tagir Shaimardanov.

Giá dầu leo thang sẽ càng làm kinh tế khó khăn hơn

Giá dầu đã liên tục bứt phá trong những tuần qua do xung đột địa chính trị leo thang và tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Việc giá dầu tăng cao đang thổi bùng nỗi lo...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98