Hứa Gia Ấn phải chăng là ông trùm bất động sản mới của thế kỷ 21?

15/10/2020 13:26
15-10-2020 13:26:11+07:00

Hứa Gia Ấn phải chăng là ông trùm bất động sản mới của thế kỷ 21?

Trong một thế giới trái phiếu dường như không có lợi suất, các ông trùm bất động sản Trung Quốc nổi bật hơn cả. Họ đã sống sót qua cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, chiến dịch giảm nợ hà khắc của Bắc Kinh và cả cuộc phong tỏa Covid-19. Mỗi lần thị trường giảm, các nhân viên ngân hàng lại khuyên các khách hàng giàu có mua vào vì lo sợ sẽ bở lỡ đà tăng (FOMO).

Trung tâm của lĩnh vực béo bở này là một ông trùm bất động sản đã chứng tỏ được các kỹ năng sinh tồn lạ kỳ. Trong nhiều năm, các kẻ bán khống đã luôn đặt công ty ông vào tầm ngắm, các nhà điều hành liên tục chất vấn về cấu trúc cổ đông của ông và núi nợ của công ty cũng vượt qua “lằn ranh đỏ” của Bắc Kinh. Thế nhưng, tỷ phú Hứa Gia Ấn, Chủ tịch China Evergrande Group, vẫn còn đó.

Tỷ phú Hứa Gia Ấn, Chủ tịch China Evergrande

Trong tuần này, ông Hứa đã thuyết phục được quỹ quản lý tài sản quốc gia của Na Uy mua cổ phần của công ty ông. Mặc dù quy mô của đợt bán cổ phiếu không đạt như kỳ vọng và giá thấp hơn 15%, nhưng chúng ta vẫn vô cùng ngạc nhiên khi ông Hứa vẫn huy động vốn thành công khi mà Evergrande có khả năng rơi vào cuộc khủng hoảng tín dụng. Ai lại muốn sở hữu cổ phiếu của một công ty gặp khó khi trả nợ cơ chứ? Hứa Gia Ấn chính là ông trùm bất sản mới của thế kỷ 21.

Đặt dưới góc nhìn khác, chỉ trong vòng vài ngày, ông Hứa đã thuyết phục được nhà đầu tư gia hạn 2/3 trong tổng số 130 tỷ Nhân dân tệ (19.4 tỷ USD) nợ sắp đến hạn trong tháng 1/2021, ngay khi thế giới đã đánh mất niềm tin vào đế chế của vị tỷ phú này. Trước đó, Suning Appliance Group – một trong những nhà đầu tư lớn nhất với 20 tỷ Nhân dân tệ đầu tư vào Evergrande – nói rõ họ sẽ yêu cầu Evergrande thanh toán nợ để trang trải nợ của chính họ. Nhưng sau đó, Suning cũng ký thỏa thuận mới với Evergrande.

Trong vài tháng kế tiếp, ông Hứa sẽ tìm cách huy động vốn bằng cách niêm yết các công ty con trong mảng quản lý bất động sản và xe điện. Evergrande cho biết họ hy vọng huy động ít nhất 34 tỷ Nhân dân tệ tại Trung Quốc bằng cách bán cổ phần tại công ty xe điện với giá tối thiểu 25 HKD (3.23 USD) mỗi cổ phiếu, cao hơn 10% so với thị giá hiện tại. Cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của China Evergrande New Energy Vehicle Group cũng được định giá cao nhờ cơn sốt xe điện Tesla.

18 cổ đông, bao gồm cả công ty mẹ Evergrande, sở hữu 94.8% cổ phần Công ty, Ủy ban giao dịch Chứng khoán và Hợp đồng tương lai Trung Quốc phàn nàn trong tháng 8/2020.

Lời cảnh báo từ Ủy ban không phải là một thông tin tốt, nhưng ông Hứa có thể vượt qua cơn bão này. Ông ấy có thể vượt qua cuộc khủng hoảng nợ với sự giúp đỡ từ những người bạn đầy quyền lực. Ông có thể tiếp cận tới mạng lưới xã hội rộng lớn, từ những nhà cung ứng miễn cưỡng cho tới những nhà tài phiệt Hồng Kông – những người sẵn sàng hỗ trợ trong những thời khắc đen tối nhất. Khi buộc phải bán bớt tài sản, ông cũng phải chắc là chúng được bán với mức giá cao hơn giá thị trường rất nhiều.

* Lời cảnh báo từ Evergrande: Không công ty bất động sản nào là quá lớn để sụp đổ

* Câu lạc bộ tỷ phú Poker đằng sau công ty bất động sản nặng nợ nhất Trung Quốc

Thế nhưng, ông Hứa đã thuyết phục bạn phải trả tiền cho khoảng chênh lệch đó. Khi gã khổng lồ bất động sản nặng nợ này tiến gần tới bờ vực khó khăn trong những tuần gần đây, nhà đầu tư lại thức giấc giữa đêm, vò đầu bứt tóc vì bài toán dòng tiền tại Evergrande.

Tính tới tháng 6/2020, Evergrande nắm trong tay 141 tỷ Nhân dân tệ tiền mặt, nhưng nợ đến hạn trong vòng 1 năm lên đến 396 tỷ Nhân dân tệ (chiếm 47% tổng nợ). Với 27 tỷ USD trái phiếu quốc tế, Công ty này là nhà phát hành trái phiếu rác (junk-debt) định danh bằng đồng USD lớn nhất châu Á.  

Trong suốt Tuần lễ Vàng trong tháng này, nhà đầu tư theo dõi trong lo lắng khi Evergrande chấp nhận chiết khấu lớn nhất trong lịch sử để thúc doanh số bán căn hộ. Nhà phát triển bất động sản này có thể tạo 380 tỷ Nhân dân tệ tiền mặt từ doanh số bán nhà theo hợp đồng trong nửa sau năm 2020, Standard Chartered ước tính. Tin tốt là tính tới ngày 08/10, Evergrande đã đạt được 91.1% mục tiêu năm nay. Thế còn, tin xấu là gì? Ông Hứa còn nhiều hóa đơn cần phải thanh toán.

Trong cơ cấu nợ ngắn hạn của Evergrande, 127 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1/3 tổng nợ) đến từ thị trường vốn và các công ty ủy thác. Phần còn lại đến từ các khoản vay xây dựng – vốn có thể được gia hạn trong các điều kiện bình thường. Nếu ông Hứa có thể thuyết phục các ngân hàng rằng hoạt động xây dựng đang được triển khai bình thường, bạn có thể lấy lại được tiền.

Với cấu trúc cổ đông cô đặc và thường xuyên âm thầm bán cổ phần cho gia đình và bạn bè, câu hỏi được đặt ra là liệu Evergrande có thể tìm được nhà đầu tư bên ngoài đúng nghĩa hay không.

Thế nhưng, nếu ông Hứa có thể dẹp bớt những bất ổn, những kẻ tìm kiếm lợi suất cao sẽ tìm đến. Xét cho cùng, nếu nhiều nhà đầu tư cũng đã đặt niềm tin vào các công ty séc trắng (blank-check) trong năm nay, tin rằng những nhà điều hành có thể mang những doanh nghiệp bị định giá thấp tới thị trường đại chúng. Vậy tại sao lại không đặt niềm tin vào ông Hứa – một người rõ ràng có khả năng đàm phán tài tình và kỹ năng sống sót lạ kỳ? Không như Donald Trump (vốn có nhiều công ty đã tuyên bố phá sản), ông trùm của Evergrande thực sự là bậc thầy đám phán.

* Bài viết thể hiện quan điểm của Shuli Ren trên Bloomberg Opinion

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.

Các ngân hàng trung ương châu Á chật vật 'chế ngự' đô la

Các ngân hàng trung ương châu Á đang chuẩn bị ứng phó nhiều bất ổn hơn từ sự trỗi dậy của đồng đô la Mỹ khi triển vọng giảm lãi suất không chắc chắn của Mỹ trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98