Liệu kết quả tích cực của GDP quý 3/2020 có giúp ông Trump thêm lợi thế?

21/10/2020 15:24
21-10-2020 15:24:27+07:00

Liệu kết quả tích cực của GDP quý 3/2020 có giúp ông Trump thêm lợi thế?

Tuần tới, Mỹ sẽ công bố GDP quý 3/2020 có thể là chưa từng có tiền lệ. Các chuyên gia dự báo GDP Mỹ có thể tăng trưởng ở mức không tưởng 30% hoặc hơn.

Dữ liệu kinh tế này sẽ được công bố trong bối cảnh Mỹ đang lao đao trong đại dịch, suy thoái và 12.5 triệu người thất nghiệp. Mặc dù nghe có vẻ trái khoáy, nhưng dữ liệu này có thể có lợi cho Tổng thống Mỹ Donald Trump. GDP quý 3/2020 của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 29/10, chỉ cách 5 ngày với thời điểm tổ chức cuộc bầu cử (03/11).

Cái nhìn của nước Mỹ và các cử tri về thông tin GDP có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu vào ngày 03/11.

"Mặc dù dữ liệu này hoàn toàn vô nghĩa, nhưng vẫn có thể giúp ông Trump có thêm chút lợi thế", Steve Blitz, Chuyên gia kinh tế trưởng tại TS Lombard nhận định. "Ông ấy sẽ nói: ‘Thấy chưa, tôi nói rồi mà, chúng ta đang hồi phục theo hình chữ V và đang vọt lên (zoom)".

Tuy vậy, từ "vọt lên" này cũng chỉ mang tính tương đối. Bộ Thương mại Mỹ tính toán GDP theo cách so với quý trước rồi điều chỉnh về cơ sở hàng năm. Vì thế, không khó để nhận ra việc Fed Atlanta dự báo mức tăng GDP 35% là dựa trên nền mức giảm 31.4% của quý 2 – thời điểm Mỹ phải tạm dừng hàng loạt hoạt động để ngăn đại dịch lây lan.

Dù vậy, đà tăng trưởng của hoạt động kinh tế thật sự ấn tượng.

Kinh tế Mỹ đã lấy lại 4 triệu việc làm trong quý 3/2020 và trước đó tạo thêm 7.5 triệu việc làm trong tháng 5 và 6. Doanh số bán nhà và niềm tin của các công ty xây dựng cũng ấn tượng. Người mua sắm chi nhiều hơn dự báo trong tháng 9/2020, với doanh số bán lẻ tăng 1.9%, vượt dự báo của Wall Street.

Bên cạnh đó, những người đứng đầu doanh nghiệp cũng lạc quan.

Chỉ số CEO Confidence của Conference Board - đo mức độ lạc quan của các lãnh đạo công ty - đã tăng lên mức 64 trong tháng 9, từ mức 45. Có tới 70% vị giám đốc tham gia khảo sát cho biết tình hình kinh tế khá hơn 6 tháng trước, trong khi hồi đầu quý 3/2020 tỷ lệ này chỉ là 8%. Bên cạnh đó, cũng khoảng 70% cho rằng các ngành mà họ hoạt động cũng tốt hơn so với 6 tháng trước đó.

Hơn nữa, 64% cho rằng tình hình kinh tế sẽ cải thiện trong 6 tháng tới, trong khi chỉ 15% dự báo tệ đi.

"Các CEO bước vào quý 4 với tâm lý lạc quan hơn trước", Dana Peterson, Chuyên gia kinh tế trưởng tại The Conference Board, cho biết. "Đáng chú ý, tình trạng thiếu hụt nhân tài không còn trầm trọng và gần hai phần ba lãnh đạo dự báo sẽ không gặp quá nhiều vấn đề trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng. Dù vậy, bất ổn từ đại dịch và hậu đại dịch vẫn là một rủi ro trong quý 4".

Vấn đề là điều gì sẽ xảy ra sau số liệu quý III ấn tượng này? Chẳng ai cho là Mỹ sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng đó và họ lo ngại về chuyện nền kinh tế sẽ mất bao lâu để quay về trạng thái bình thường. Quan chức Fed thường xuyên khẳng định việc này hoàn toàn phụ thuộc vào việc kiểm soát đại dịch, nhưng vẫn còn nhiều hoài nghi về mức độ thiệt hại vĩnh viễn.

"Làm thế nào để duy trì đà tăng đó? Chúng ta đều biết mình không thể tăng tiếp 30% trong quý này nữa. Con số này sẽ thấp hơn rất nhiều", ông Blitz cho biết. “Mức tiềm năng của GDP hiện bị áp trần ở mức thấp hơn khi mà các hoạt động kinh tế vẫn còn bị ảnh hưởng bởi Covid-19".

Fed dự báo GDP năm nay của Mỹ giảm 3.7%. Nếu thật vậy, đây sẽ là mức giảm năm lớn nhất kể từ Thế chiến II. Trong năm 2021, kinh tế Mỹ được dự báo tăng 4%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2000.

Tăng trưởng vẫn có thể mạnh hơn nếu các biện pháp chữa trị Covid-19 tiếp tục cải thiện và vaccine được sử dụng rộng rãi, cũng như Quốc hội Mỹ tung ra nhiều biện pháp kích thích tài khóa hơn.

"Trên giấy tờ, GDP quý 3 có vẻ rất mạnh, nhưng tôi nghĩ rằng nó sẽ tạo tấm màn che giấu đà suy yếu bên dưới", Deepak Puri, chuyên gia tại Deutsche Bank Wealth Management, cho biết. "Bạn sẽ thấy một số ngành vẫn đang chật vật. Một số lĩnh vực trong nền kinh tế đã bị tàn phá nghiêm trọng".

Từ góc nhìn của một nhà đầu tư, ông Puri cho biết sự bất định về tương lai, trong đó có cả yếu tố chính trị, khiến Deutsche Bank không đánh giá cao về chứng khoán Mỹ. Nhiều lá bài ẩn, như bất ổn về quy định và cấu trúc thuế trong trường hợp Đảng Dân chủ thắng lớn, dồn nhà đầu tư vào thế phòng thủ.

Ở mặt tích cực, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng được dự báo tăng lên cũng sẽ làm lợi cho nhiều ngành. "Kết quả nào cũng có có rủi ro và lợi ích riêng, nhưng nó nghiêng về các ngành cụ thể hơn", ông Puri cho biết.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98