Ngày 13/10/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

13/10/2020 10:00
13-10-2020 10:00:00+07:00

Ngày 13/10/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, DIG, FPT, GMD, MSN, NLG, NRC, PNJ, POWVPB.

Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, mức độ quan tâm của nhà đầu tư... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

BVH - Tập đoàn Bảo Việt

Bình quân mua thường xuyên lớn hơn bình quân bán. Điều này cho thấy nhà đầu tư lớn đang mua vào trong ngắn hạn.

Khối lượng giao dịch tăng đột biến trong phiên ngày 12/10/2020 và đạt mức cao nhất lịch sử, qua đó chứng tỏ dòng tiền đang trở lại mạnh mẽ.

Giá cổ phiếu xuất hiện cây nến xanh dài và vượt lên trên đường SMA 200 ngày hội tụ với trendline giảm (bắt đầu từ tháng 03/2019). Điều này cho thấy tình hình hiện tại đang khá tích cực.

Nếu BVH tiếp tục phá vỡ vùng 51,800-53,000 (vùng hội tụ của nhiều đỉnh cũ trong quá khứ) thì đà tăng của cổ phiếu sẽ càng được củng cố. Khi đó, mục tiêu tiếp theo của giá cổ phiếu sẽ là vùng 67,000-70,000 theo nguyên lý đối xứng (symmetry).

DIG - Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng

Trong phiên giao dịch ngày 12/10/2020, DIG xuất hiện cây nến gần giống Bearish Engulfing cho thấy sự thận trọng đang quay trở lại.

Giá cổ phiếu DIG hiện đang test lại đỉnh liền kề trước đó. Nếu giá đóng cửa của DIG có thể vượt qua được điểm cao nhất của cây nến đỏ ngày 06/10/2020 thì đà tăng của cổ phiếu sẽ được củng cố.

Bình quân bán thường xuyên lớn hơn bình quân mua và khối ngoại cũng bán ròng trong những phiên gần đây. Điều này cho thấy khả năng có bứt phá tiếp tục bị hạn chế.

Điểm giao cắt vàng (golden cross) liên tục xuất hiện từ giữa năm 2020 đến nay khi đường SMA 50 ngày cắt lên trên trên đường SMA 100 ngày và SMA 200 ngày. Như vậy, xu hướng trung và dài hạn của DIG đã chuyển từ giảm sang tăng.

FPT - CTCP FPT

Mẫu hình nến Doji xuất hiện trong phiên giao dịch ngày 12/10/2020 cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá phân vân.

Bình quân bán thường xuyên lớn hơn bình quân mua trong các phiên giao dịch gần đây cho thấy nhà đầu tư lớn đang bán ra.

Giá cổ phiếu FPT liên tục dịch chuyển ngang bên dưới đỉnh cũ lịch sử tháng 11/2019 (tương đương vùng 51,000-53,000) trong những phiên gần đây. Giới phân tích dự kiến giá sẽ khó có thể phá vỡ vùng kháng cự này.

Trường hợp giá của FPT quay đầu giảm điểm thì đường SMA 50 ngày sẽ là hỗ trợ gần nhất cho cổ phiếu.

GMD - CTCP Gemadept

Vùng 25,000-26,500 đang là kháng cự mạnh của giá vì vùng này tập trung nhiều đỉnh cũ trong quá khứ. Giá cổ phiếu đã xuất hiện rung lắc mạnh khi test lại vùng này.

Khối lượng giao dịch sụt giảm và thường xuyên dưới mức trung bình 20 phiên, qua đó chứng tỏ nhà đầu tư đang khá thận trọng.

Chỉ báo MACD tiếp tục giảm sau khi cho tín hiệu bán. Điều này cho thấy rủi ro đang tăng cao. Ngưỡng Fibonacci Retracement 23.6% (tương đương vùng 23,000-23,500) sẽ là hỗ trợ của GMD khi giá cổ phiếu tiếp tục điều chỉnh.

Tuy nhiên, đường SMA 50 ngày vẫn đang nằm trên đường SMA 100 ngày và 200 ngày nên xu hướng trong dài hạn của cổ phiếu vẫn đang là xu hướng tăng.

MSN - CTCP Tập đoàn Masan

Xu hướng tăng đã trở lại khi giá vượt lên trên dải MAR (Moving Average Ribbon) với khối lượng giao dịch tăng cao đột biến và vượt mức trung bình 20 phiên.

MSN đã vượt lên trên đỉnh cũ tháng 06/2020 (tương đương vùng 64,000-66,000). Theo lý thuyết, vùng này sẽ chuyển từ kháng cự thành hỗ trợ cho MSN trong thời gian tới.

Khối lượng giao dịch tăng cao đột biến trong những ngày gần đây, qua đó cho thấy dòng tiền đang rất dồi dào. Mục tiêu tiếp theo của MSN là vùng 73,000-75,000.

NLG - CTCP Đầu tư Nam Long

Giá cổ phiếu đang test lại đỉnh cũ tháng 09/2019 (tương đương vùng 26,000-27,000). Nếu giá của NLG có thể vượt hoàn toàn vùng này thì đà tăng của cổ phiếu sẽ càng được củng cố.

Nhà đầu tư nước ngoài thường xuyên mua ròng trong những phiên gần đây. Bình quân mua lớn hơn bình quân bán cho thấy nhà đầu tư lớn đang mua vào trong ngắn hạn.

Trong trường hợp giá quay đầu giảm điểm bất ngờ thì đường SMA 50 ngày (tương đương vùng 25,000-25,500) sẽ là hỗ trợ cho giá cổ phiếu.

NRC - CTCP Bất động sản Netland

Những cây nến có bóng trên dài (long upper shadow) xuất hiện thường xuyên tại đường SMA 50 ngày cho thấy đã có lực bán ra tại đây.

Nếu giá của NRC có thể vượt hoàn toàn đường SMA 50 ngày trong những phiên tiếp theo thì đà tăng của cổ phiếu sẽ càng được củng cố.

Đỉnh cũ tháng 06/2020 (tương đương vùng 12,100-12,500) sẽ là hỗ trợ quan trọng nếu cổ phiếu xuất hiện điều chỉnh bất ngờ.

Bên cạnh đó, chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục tăng sau khi cho tín hiệu mua ở trong vùng oversold. Đây là tín hiệu khá tích cực cho đà tăng của cổ phiếu.

PNJ - CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận

Trong phiên giao dịch ngày 12/10/2020, giá cổ phiếu xuất hiện mẫu hình nến Bearish Engulfing, qua đó chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư đang khá bi quan.

PNJ đang tiến lên test lại vùng kháng cự 63,000-66,500 (đỉnh cũ tháng 06/2020 hội tụ cùng đường SMA 200 ngày). Nếu giá có thể vượt được kháng cự này thì đà tăng của chỉ số sẽ được củng cố.

Vùng hội tụ các đường SMA 50 ngày và đường SMA 100 ngày sẽ là hỗ trợ tin cậy nếu giá cổ phiếu bất ngờ điều chỉnh mạnh (thrust down).

POW - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP

Giá cổ phiếu thường xuyên xuất hiện những cây nến đỏ có thân lớn. Điều này cho thấy khả năng sụt giảm đang gia tăng.

Bên cạnh đó, khối lượng giảm dần trong các phiên gần đây cho thấy nhà đầu tư đang thận trọng trong ngắn hạn.

Vùng hội tụ các đường SMA 50 ngày, SMA 100 ngày và SMA 200 ngày (tương đương vùng 10,000-10,500) sẽ là hỗ trợ khi chỉ số quay đầu giảm điểm.

Các nhà đầu tư đã thoát hàng có thể canh mua lại trong vùng này. Tuy nhiên, việc cắt lỗ dứt khoát là cần thiết nếu vùng này bị thủng.

VPB - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Phân kỳ giá xuống (bearish divergence) của MACD xuất hiện báo hiệu khả năng điều chỉnh của giá cổ phiếu VPB trong thời gian tới.

Giá cổ phiếu cũng được giới phân tích kỹ thuật dự đoán là khó có thể vượt qua được đỉnh cũ tháng 05/2020 (tương đương vùng 24,500-26,000).

Mặt khác, khối lượng giao dịch giảm đột ngột và rơi xuống dưới mức trung bình 20 phiên chứng tỏ dòng tiền đang rút ra trong ngắn hạn.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (10)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/04: Sắc đỏ tiếp tục duy trì trên diện rộng

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm đồng thời xuất hiện các mẫu hình nến khá tiêu cực kèm khối lượng giao dịch có sự gia tăng mạnh trong phiên sáng cho thấy...

Ngày 19/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 17/04: Tâm lý thận trọng đang hiện hữu

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm cùng với thanh khoản có sự sụt giảm mạnh trong phiên sáng cho thấy tâm của các nhà đầu tư đang khá cẩn trọng trong giao...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/04: Sắc đỏ bao trùm thị trường

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh MACD tiếp tục suy yếu và cắt xuống mức 0 cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng trong phiên sáng cho...

Ngày 16/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 15/04: Trạng thái giằng co chi phối thị trường

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng trong phiên sáng cho thấy tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư đang khá phân...

Tuần 15-19/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 15-19/04/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 12/04: Tiếp tục trạng thái tăng giảm đan xen

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm nhẹ cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm trong phiên sáng cho thấy tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư tiếp tục...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 11/04: Tiếp diễn trạng thái phân hóa

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm với các tín hiệu tiêu cực của chỉ báo MACD cho thấy triển vọng phục hồi mạnh trong ngắn hạn vẫn chưa quay lại.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98