PMI tháng 9 đạt 52.2 điểm, quay lại vùng tăng trưởng

01/10/2020 08:56
01-10-2020 08:56:46+07:00

PMI tháng 9 đạt 52.2 điểm, quay lại vùng tăng trưởng

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (Purchasing Managers’ Index - PMI) của Việt Nam đã tăng trở lại trên ngưỡng trung tính 50 điểm trong tháng 9 khi đạt 52.2 điểm so với 45.7 điểm của tháng 8. Kết quả chỉ số cho thấy các điều kiện kinh doanh đã cải thiện lần đầu trong ba tháng, và đây là mức cải thiện đáng kể nhất kể từ tháng 7/2019.

Các số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy việc kiểm soát đại dịch Covid-19 là nhân tố chủ chốt hỗ trợ cải thiện các điều kiện kinh doanh, sau khi số ca nhiễm bệnh tăng lên trong kỳ báo cáo trước.

Số ca nhiễm bệnh giảm đã góp phần đẩy mạnh nhu cầu khách hàng, từ đó làm tăng mạnh số lượng đơn đặt hàng mới. Số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài cũng tăng trong tháng 9, và đây là lần tăng đầu tiên kể từ tháng 1.

Sản lượng tăng mạnh, được hỗ trợ bởi số lượng đơn đặt hàng mới tăng. Mức tăng sản lượng mạnh nhất trong 14 tháng.

Niềm tin kinh doanh cũng cải thiện vào cuối quý 3 khi tăng mạnh thành mức cao nhất kể từ tháng 7/2019. Số lượng đơn đặt hàng mới dự báo tăng được kỳ vọng làm tăng sản lượng trong năm tới, nhưng một số công ty cho biết kỳ vọng tích cực đó còn tùy thuộc khả năng vẫn kiểm soát được đại dịch trong nước.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng khuyến khích các nhà sản xuất tăng hoạt động mua hàng lần đầu tiên trong ba tháng, và mức tăng là mạnh. Hoạt động mua hàng tăng đã góp phần làm hàng tồn kho trước sản xuất tiếp tục tăng. 

Hàng tồn kho thành phẩm cũng tăng, và tốc độ tăng nằm trong số nhanh nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 3/2011. Tồn kho tăng do sản lượng tăng, nhưng một số thành viên nhóm khảo sát lại cho rằng doanh thu bán hàng thấp hơn dự kiến.

Trong khi các công ty tăng hoạt động mua hàng để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng, họ tiếp tục giảm số lượng nhân công vào cuối quý 3. Trong một số trường hợp, lực lượng lao động giảm do tình trạng nghỉ việc. Việc làm đã giảm trong suốt tám tháng qua, mặc dù lần giảm gần đây là yếu nhất trong khoảng thời gian này.

Mặc dù số lượng nhân công giảm, các công ty vẫn có thể kiểm soát khối lượng công việc, bằng chứng là lượng công việc chưa thực hiện tiếp tục giảm.

Tốc độ tăng chi phí đầu vào tăng thành mức cao của 22 tháng và gần bằng mức trung bình của lịch sử chỉ số. Nguyên nhân giá cả đầu vào tăng do thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu. Đây cũng là nhân tố làm cho thời gian giao hàng của nhà cung cấp bị kéo dài. Tuy nhiên, mức độ kéo dài của thời gian giao hàng là thấp nhất kể từ tháng 1.

Để đối phó với chi phí đầu vào tăng, các công ty đã tăng giá cả đầu ra lần đầu tiên trong tám tháng. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá là nhẹ trong bối cảnh áp lực cạnh tranh.

Bình luận về kết quả khảo sát mới đây, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, nói:

Sau khi tăng số lượng ca nhiễm Covid-19 vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, lĩnh vực sản xuất bị chệch khỏi hướng hồi phục trong tháng 8, kết quả chỉ số PMI tháng 9 tích cực hơn nhiều. Với khả năng kiểm soát đại dịch được duy trì trở lại, các công ty đã có số lượng đơn đặt hàng mới tăng, từ đó tăng sản lượng và tâm lý lạc quan cao nhất trong hơn một năm. Tuy nhiên, việc duy trì xu hướng tích cực còn phụ thuộc số ca nhiễm virus sẽ không tăng trở lại. Một diễn biến mới trong kỳ khảo sát gần đây là số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng trở lại lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bắt đầu, đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy nhu cầu quốc tế đã hỗ trợ tốt hơn cho sự phục hồi của khu vực sản xuất”.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam (The Nikkei Vietnam Manufacturing PMI) dựa theo dữ liệu khảo sát hàng tháng được gửi đến các nhà quản trị mua hàng của hơn 400 doanh nghiệp ngành công nghiệp (industrial companies). Bảng dữ liệu được phân loại theo GDP và quy mô lực lượng lao động doanh nghiệp. Lĩnh vực sản xuất (manufacturing sector) được chia thành 8 mảng: Kim loại (basic metals), hóa chất và nhựa (chemicals & plastics), điện và quang học (electrical & optical), thực phẩm và đồ uống (food & drink), kỹ thuật cơ khí (mechanical engineering), dệt và may mặc (textiles & clothing), giấy và gỗ (timber & paper), vận chuyển (transport).

Gia Nghi

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98