Rút khỏi Trung Quốc, các công ty Nhật đối mặt rào cản gì?

12/10/2020 17:08
12-10-2020 17:08:04+07:00

Rút khỏi Trung Quốc, các công ty Nhật đối mặt rào cản gì?

Ngày càng nhiều công ty Nhật Bản đang tìm cách thoát khỏi Trung Quốc (từng phần hoặc toàn phần) khi đại dịch Covid-19, xung đột Mỹ-Trung và chi phí lao động ngày càng tăng vẽ ra tương lai tối màu.

Thế nhưng, việc rút hoạt động khỏi Trung Quốc có thể phức tạp và đầy rủi ro, nhất là liên quan đến vấn đề lao động, theo các chuyên gia pháp lý.

“Nhiều công ty Nhật Bản, nhất là các công ty vừa và nhỏ, đang suy xét lại hoạt động tại Trung Quốc”, Ko Wakabayashi, Trưởng văn phòng luật Anderson, Mori & Tomotsune chi nhánh Bắc Kinh, nhận định.

Trong khi Trung Quốc vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều công ty công nghệ, nhiều công ty Nhật Bản muốn tận dụng hình kinh tế hiện tại nhằm loại bỏ các chi nhánh không có lãi tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, rút vốn đột ngột cũng đi kèm với rủi ro. Theo luật sư Yasuyuki Suzuki, cách tốt nhất để các công ty này rút khỏi Trung Quốc một cách an toàn là bán cổ phần. Sau khi tìm được người mua, rào cản pháp lý tiếp theo là được sự chấp thuận của các cổ đông và nộp tài liệu cho Chính phủ.

Một khi đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch bán cổ phần, giấy tờ thủ tục có thể hoàn tất trong vài tháng. Đây là cách rời đi không quá tốn kém và nhanh chóng.

Quan trọng là nó làm giảm thiểu rủi ro nhân viên kiện tụng. Điều này khiến việc tìm người mua lại là yếu tố quan trọng để rút hoạt động khỏi Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, rất hiếm khi công ty nước ngoài ở Trung Quốc nộp đơn xin phá sản. Luật sư Takashi Nomura cho biết: “Hầu như chưa có trường hợp doanh nghiệp nước ngoài nào rút khỏi Trung Quốc thông qua biện pháp phá sản".

Nếu không tìm ra người mua, thì giải thể và thanh lý tài sản là phương án lựa chọn kế tiếp. Quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian và thủ tục pháp lý, cũng như các vấn đề về nhân sự hơn. Ngoài ra, phương án này cũng tốn kém hơn bởi các công ty Nhật Bản phải trả các khoản bồi thường thôi việc lớn và rủi ro về thuế bổ sung.

Theo các chuyên gia, rất hiếm khi công ty nước ngoài ở Trung Quốc nộp đơn xin phá sản. Luật sư Takashi Nomura cho biết: “Hầu như chưa có trường hợp doanh nghiệp nước ngoài nào rút khỏi Trung Quốc thông qua biện pháp phá sản".

Dù lựa chọn con đường nào, công ty cũng có rủi ro đối mặt với tranh chấp lao động cao hơn hầu hết quốc gia lớn khác.

Các công ty hoạt động ở Trung Quốc phải bồi thường cho người lao động bị buộc chấm dứt hợp đồng làm việc. Mặc dù khoản tiền này được quy định hợp pháp trong bộ luật, các công ty nước ngoài thường phải trả nhiều hơn các công ty Trung Quốc và đôi khi bị buộc tuân thủ những yêu cầu bất hợp lý.

Khi Sony tuyên bố bán một nhà máy ở tỉnh Quảng Đông cho một công ty địa phương trong năm 2016, các nhân viên của Sony đã tổ chức biểu tình đòi bồi thường. Theo mặt pháp lý, Sony không bắt buộc phải thanh toán, nhưng hãng cuối cùng chấp nhận trả 16,000 yên (151 USD)/nhân viên "như là phần thường vì đã cống hiến cho công ty".

Một lộ trình được xây dựng cẩn thận là yếu tố quan trọng để nhận được sự thấu hiểu của các nhân viên khi đưa ra quyết định đóng cửa hoặc cắt gảim nhân sự.

"Gần đây có ngày càng nhiều công ty bị tấn công trên các trang mạng xã hội bởi sự ra đi của họ", một luật sư địa phương cho biết. "Các công ty cần xây dựng một kế hoạch rút lui cẩn thận để nhân viên hiểu rõ quyết định cắt giảm hay đóng cửa công ty trong giai đoạn này”.

Zhou Jiaping, một luật sư Trung Quốc và từng làm việc trong một công ty Nhật Bản tại Trung Quốc, cho rằng: "Nhiều tranh chấp về vấn đề rút vốn kinh doanh tại các công ty Nhật Bản là do sự thiếu nhất quán giữa trụ sở chính tại Nhật Bản và các đơn vị kinh doanh tại địa phương".

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98