'Thái tử Samsung' có thể chưa được kế vị ngay

27/10/2020 20:36
27-10-2020 20:36:00+07:00

'Thái tử Samsung' có thể chưa được kế vị ngay

Samsung có thể chưa bổ nhiệm Lee Jae-yong làm Chủ tịch vì ông vẫn đang vướng vào các rắc rối pháp lý.

Lee Jae-yong đã được chuẩn bị vài thập kỷ để tiếp quản Samsung – chaebol do ông nội sáng lập và cha mình gây dựng thành một đế chế công nghệ. Tuy nhiên, ngay cả sau khi người cha - Chủ tịch Samsung Electronics Lee Kun-hee qua đời, con trai duy nhất của ông có thể vẫn phải chờ một thời gian nữa để đảm nhiệm vai trò đứng đầu.

Lee đang kẹt giữa hai vụ xét xử với cáo buộc hối lộ và gian lận kế toán để dọn đường cho việc kế nghiệp. Dù liên tục phủ nhận, Lee vẫn đối mặt với nguy cơ phải trở lại nhà tù nếu ông bị kết tội.

Lee Jae-yong rời tòa án ở Seoul hồi đầu tháng 6. Ảnh: Bloomberg.

Samsung có thể tạm hoãn việc bổ nhiệm Lee làm chủ tịch Samsung Electronics ít nhất đến khi phiên tòa đầu tiên kết thúc trong vài tháng tới. Động thái này để tránh trường hợp chủ tịch vừa nhậm chức đã phải đi tù. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Samsung sẽ vận hành mà không có chủ tịch trong vài tháng.

"Tôi nghĩ Lee sẽ được thăng chức đầu năm tới. Ông ấy có thể cũng đợi đến khi vụ án hối lộ hoàn tất", Lee Sang-hun, nhà phân tích tại HI Investment & Securities nhận định. Samsung từ chối bình luận về việc này và không tiết lộ ai sẽ đảm nhiệm vai trò chủ tịch cũng như thời điểm bổ nhiệm.

Thời điểm chính thức kế nhiệm của Lee khá nhạy cảm do vài năm qua, người dân ngày càng bất mãn với các chaebol. Các phản ứng dữ dội này bắt nguồn một phần từ các cáo buộc hối lộ với Lee, trong vụ án khiến Tổng thống khi đó là bà Park Geun-hye bị phế truất.

Tháng 2/2017, ông từng bị tạm giữ gần một năm để điều tra vì liên quan đến scandal tham nhũng chính trị rung chuyển Hàn Quốc. Lee bị cáo buộc đã chi hàng chục triệu USD cho một quỹ phi lợi nhuận của Choi Soon-sil, bạn thân cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, để được Chính phủ chấp thuận một thương vụ sáp nhập gây tranh cãi. Thương vụ này được cho là sẽ củng cố quyền lực của ông tại đế chế đa ngành lớn nhất Hàn Quốc.

Ngoài ra, việc kế nghiệp của Lee cũng càng phức tạp bởi khoản thuế thừa kế mà gia đình này sẽ phải trả. Bloomberg Billionaires Index ước tính ông Lee Kun-hee sở hữu khối tài sản 20,7 tỷ USD, đồng nghĩa gia đình này có thể phải trả khoảng 10 tỷ USD tiền thuế thừa kế.

CEO Chung Sun-sup của hãng nghiên cứu Chaebul cho biết phần lớn gia tốc chọn nộp thuế bằng tiền mặt thay vì bán cổ phiếu, nhằm duy trì quyền kiểm soát. Vì vậy, gia đình Lee có thể nộp thuế trong vòng 5 năm.

Chang Sea-Jin - giáo sư tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết các lựa chọn thay thế Lee có thể còn tệ hơn. Theo ông, bổ nhiệm một chủ tịch tạm thời từ đội ngũ lãnh đạo cao cấp của Samsung sẽ làm phức tạp thêm vấn đề. Vì khi đó, tập đoàn sẽ có thêm một tầng lãnh đạo khi ra quyết định.

"Tôi nghĩ Lee nên làm chủ tịch ngay. Dù gì trong hoàn cảnh nào, ông ấy cũng phải ra quyết định", Giáo sư Chang nói.

Samsung không thể coi nhẹ việc này. Tập đoàn này đang phải đối mặt với các thách thức từ Apple và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các hãng smartphone Trung Quốc. Họ cũng gặp khó khăn về giá chip nhớ. Samsung đang thực hiện các sáng kiến đắt giá về công nghệ 5G và ngành công nghiệp đúc bán dẫn.

Chang cho rằng Lee sẽ không phải điều hành các đơn vị kinh doanh riêng lẻ vì đã có các giám đốc chuyên nghiệp. Đó cũng là sự khác biệt rõ rệt của Lee so với những thời kỳ đầu ông Lee Kun-hee đảm nhận chức này. Cố Chủ tịch Samsung tham gia rất sâu vào các mảng quan trọng.

"Ông ấy không cần làm một Lee Kun-hee khác khi Samsung đã có nhiều nhà quản lý chuyên nghiệp hơn. Ông ấy nên là một Chủ tịch khác với cha mình", Chang nói.

Dù vậy, rắc rối pháp lý liên quan đến Lee có thể còn kéo dài nhiều năm. Phiên tòa xét xử lại các cáo buộc hối lộ và tham nhũng sẽ diễn ra trong năm nay và phán quyết có thể được đưa ra đầu năm sau. Còn vụ án mới liên quan đến các gian lận kế toán sẽ được xử vào tháng 1/2021 và kéo dài vài tháng.

Dù vậy, các vụ án này tại Hàn Quốc không khiến họ bị kỳ thị như ở nhiều nước khác. Lee Kun-hee từng hai lần bị kết tội và được ân xá hai lần. Chủ tịch SK Group cũng vào tù năm 2013, sau đó quay lại điều hành công ty năm 2016.

Tú Anh

Vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98