Thị trường nhà đất thế giới đối mặt nhiều hiểm họa

05/10/2020 10:48
05-10-2020 10:48:05+07:00

Thị trường nhà đất thế giới đối mặt nhiều hiểm họa

Theo báo cáo của UBS, dịch Covid-19 đã khiến nguy cơ bong bóng nhà đất tăng mạnh ở nhiều thành phố trên khắp thế giới bất chấp sự bấp bênh của nền kinh tế.

Theo chỉ số bong bóng bất động sản (Real Estate Bubble Index) được UBS Group công bố mới đây, Munich, Frankfurt, Toronto và Hong Kong là các thành phố có nguy cơ đối mặt với “sự điều chỉnh mạnh” trên thị trường bất động sản.

Dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, kéo theo đó là hàng loạt biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ. Cùng lúc đó, ngân hàng trung ương liên tục hạ lãi suất xuống đáy, nới lỏng chính sách cho vay và trì hoãn các khoản tịch biên tài sản khiến giá nhà ở nhiều thành phố lên mức cao kỷ lục, bất chấp những con số bấp bênh của nền kinh tế hiện nay.

Matthias Holzhey, người phụ trách báo cáo trên, đứng đầu mảng đầu tư bất động sản tại Thụy Sĩ cho biết: “Ngay cả khi thị trường không điều chỉnh, giá bất động sản sẽ khó tăng được nữa”.

"Rõ ràng là tín hiệu tăng này không bền vững. Giá thuê nhà đã giảm ở một vài thành phố, và thị trường bất động sản sẽ tiếp tục điều chỉnh khi nguồn tiền trợ cấp của chính phủ cạn kiệt và chi tiêu hộ gia đình bị đè nén”, UBS lưu ý trong báo cáo.

bong bóng nhà đất sau dịch Covid-19 ảnh 1
Hong Kong là thành phố duy nhất của châu Á có nguy cơ xảy ra bong bóng nhà đất. Ảnh: Bloomberg.

Ngoài một số thành phố là “điểm nóng” của bong bóng bất động sản, tổ chức này cho biết Paris, Amsterdam và Zurich cũng sẽ chứng kiến tình cảnh tương tự.

Tại các thành phố châu Âu, giá bất động sản được thổi phồng trong khi quy định tại nhiều địa phương đang hạn chế khả năng sinh lời của các nhà đầu tư. Jonathan Woloshin, người đứng đầu bộ phận bất động sản Mỹ tại UBS Global cho biết: “Ở một số thành phố châu Âu, chính quyền kiểm soát tiền thuê nhà rất chặt chẽ. Điều đó khiến việc mua bất động sản để cho thuê lại không được giới đầu tư quan tâm”.

Trong khi đó, thành phố duy nhất ở châu Á có nguy cơ xảy ra bong bóng nhà đất là Hong Kong, nhưng giá đang trên đà hạ nhiệt. Giá nhà ở thành phố này đã tăng gần 4 lần trong giai đoạn 2003-2019, nhưng hiện đã giảm 5% so với mức đỉnh.

UBS nhận thấy rằng không có thành phố lớn nào ở Mỹ được coi là có nguy cơ xảy ra bong bóng nhà đất. Hầu hết thành phố như New York và San Francisco được xem là không có sự điều chỉnh quá mạnh, ngay cả khi Mỹ đang trong quá trình ngoại ô hóa. Việc người Mỹ trải qua thời gian giãn cách xã hội, làm việc từ xa khiến nhu cầu thuê nhà tại các thành phố lớn ít đi, giá cả theo đó cũng giảm nhẹ.

Cuối cùng, UBS khuyến nghị các nhà đầu tư nên thận trọng trong việc chuyển giao các danh mục tài sản, xem xét bán bớt bất động sản để tìm kiếm kênh đầu tư sinh lời cao hơn.

"Mặc dù bất động sản được xem là kênh đầu tư huyền thoại, nhưng hiện tại chưa phải lúc”, chuyên gia Claudio Saputelli đến từ UBS nhận định.

Hương Giang

ZING





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98