Thỏa thuận trị giá 12 tỷ USD của Google - Apple

26/10/2020 06:34
26-10-2020 06:34:56+07:00

Thỏa thuận trị giá 12 tỷ USD của Google - Apple

Mỗi năm Google trả cho Apple 12 tỷ USD, bằng 1/5 tổng lợi nhuận mỗi năm của Apple, để được là công cụ tìm kiếm độc quyền trên iPhone.

Trong nội bộ Google, có một kịch bản được gọi là "Core Red". Kịch bản này có thể được áp dụng cho hoàn cảnh của Google hiện tại: Đánh mất vị trí là công ty độc quyền công cụ tìm kiếm trên iPhone. Đây có thể sẽ là khoảnh khắc "ác mộng" bởi nó có thể khiến hàng tỷ USD doanh thu từ quảng cáo lẫn dữ liệu truy vấn biến mất, chưa kể việc để ngỏ cánh cửa cho các đối thủ cạnh tranh tiến vào.

Google đã trả hàng tỷ USD cho Apple để được đặt trình tìm kiếm mặc định. Ảnh: RT.

Google phải trả tiền cho Apple để được độc quyền công cụ tìm kiếm trên loạt sản phẩm của hãng, trong đó có iPhone. Theo đơn kiện được Bộ Tư pháp Mỹ gửi lên tòa án hôm 20/10, Google đã trả cho Apple 12 tỷ USD mỗi năm để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định. Điều này khiến các công ty đối thủ không thể làm gì hơn, trong khi Google vẫn duy trì sự thống trị trên thị trường tìm kiếm, bởi quy mô của cả Apple lẫn Google là quá lớn.

Vụ kiện do Bộ Tư pháp Mỹ khởi xướng đã làm nổi bật mối quan hệ giữa hai "gã khổng lồ công nghệ" vốn được xem là "không đội trời chung". Giới chuyên gia cho rằng, nếu phía chính phủ Mỹ thắng, nó có thể sẽ gây ra hậu quả rất lớn cho cả Apple lẫn Google. Thực tế, Google Search từ lâu đã trở thành mục tiêu của các cơ quan quản lý chống độc quyền Mỹ, nhưng vai trò hỗ trợ của Apple là điểm mới, nhận được nhiều sự chú ý.

Các khoản thanh toán của Google cho một loạt nhà sản xuất điện thoại, công ty viễn thông và trình duyệt web để thành công cụ tìm kiếm mặc định được chú ý nhất. Google tiêu tốn hàng tỷ USD mỗi năm để đảm bảo sự hiện diện độc quyền của mình trên sản phẩm của các đối tác. Trong một số trường hợp, Google thậm chí chi tiền để ngăn không cho đối thủ khác ký hợp đồng.

Cho đến nay, thỏa thuận lớn nhất của Google để thành công cụ tìm kiếm mặc định vẫn là với Apple. Các số liệu gần đây cho thấy, nhiều năm qua, ước tính Google trả 8 - 12 tỷ USD mỗi năm để đặt Google Search mặc định trên trình duyệt Safari của iPhone, trợ lý giọng nói Siri và Spotlight, cũng như các tính năng tìm kiếm được nhúng trong iOS. Số tiền này tương đương 1/5 tổng lợi nhuận mỗi năm của nhà sản xuất iPhone.

Chẳng hạn, Google Search là công cụ tìm kiếm mặc định trên Safari từ 2005. Khi iPhone trở thành thiết bị phổ biến, Google lại càng được hưởng lợi. Theo số liệu Bộ Tư pháp Mỹ nêu trong đơn kiện, gần 50% lưu lượng tìm kiếm của Google vào năm ngoái đến từ các thiết bị của Apple, 36% truy vấn tìm kiếm ở Mỹ là từ Safari.

Thỏa thuận Google - Apple theo chiều hướng đôi bên cùng có lợi: Một bên có thêm hàng tỷ người dùng, bên còn lại nhận hàng tỷ USD. Mối quan hệ này dường như trái ngược với sự đối lập giữa hai công ty trong lịch sử. Steve Jobs từng tuyên bố sẽ "phá" hệ điều hành Android của Google, cho rằng đây là "sản phẩm ăn cắp". Vào năm 2009, CEO Google lúc đó là Eric Schmidt đã buộc phải rời khỏi hội đồng quản trị Apple do sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa hai công ty.

Những năm gần đây, có vẻ như mối quan hệ Google và Apple không còn đóng băng. Năm 2018, CEO Apple Tim Cook từng đánh giá "công cụ tìm kiếm của Google là tốt nhất", đồng thời nói thêm rằng công ty của ông đã bổ sung các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư để hạn chế việc thu thập dữ liệu của Google.

Đơn kiện Google dài 64 trang của Bộ Tư pháp Mỹ nói rằng, vào năm 2018, Tim Cook và Sundar Pichai đã gặp nhau "để thảo luận về cách các công ty có thể làm việc cùng nhau để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu từ tìm kiếm". Ngay sau đó, một nhân viên cấp cao của Apple bị cáo buộc đã viết thư cho một đối tác của Google, trong đó nhấn mạnh "tầm nhìn của chúng tôi là cả hai sẽ làm việc như một công ty".

Giới quan sát đánh giá, mối quan hệ giữa Google và Apple có thể bị đe dọa nếu Mỹ đặt ra hạn chế đối với các giao dịch độc quyền của Google trong lương lai. "Cook nói rằng Google có công cụ tìm kiếm tốt nhất. Nhưng nếu Microsoft cũng bỏ ra hàng tỷ USD, liệu một ông chủ thực dụng như Cook có đồng ý không", một chuyên gia đặt câu hỏi.

Daniel Geradin, một luật sư chuyên mảng chống độc quyền tại Brussels, cũng có quan điểm tương tự. "Google đã nói rằng công cụ tìm kiếm của họ được mặc định vì người tiêu dùng yêu thích nó. Vậy tại sao họ phải trả cho Apple hàng tỷ USD để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên thiết bị iOS", Geradin đặt nghi vấn.

Theo lập luận từ phía Bộ Tư pháp Mỹ, với hàng tỷ iPhone đang có mặt trên thị trường, thỏa thuận của Google với Apple mang lại cho công cụ tìm kiếm của hãng lợi thế gần như "không tưởng". "Việc Google nắm giữ Apple như một kênh phân phối là hành động tự củng cố vị thế, cũng như làm suy giảm khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Bằng cách trả một phần tiền thuê trích từ nhà quảng cáo, Google đã tự biến các nền tảng Apple thành sân chơi của chính mình", đơn kiện có đoạn.

Đáp lại đơn kiện, Kent Walker, luật sư của Google, nhấn mạnh: "Apple chọn Google Search làm công cụ tìm kiếm mặc định trên Safari là vì nó 'tốt nhất'". Ông cũng cho rằng người dùng iPhone vẫn dễ dàng chuyển sang các công cụ của đối thủ như Bing hay Yahoo!, nhưng đã không làm điều đó.

Một số chuyên gia cho rằng, nếu Mỹ chiến thắng trước Google, vị trí thống trị thị trường tìm kiếm của hãng có thể bị đe dọa. Tuy nhiên, Apple sẽ theo dõi sát sao vấn đề này, vì công ty có lợi ích mật thiết trong đó.

Bảo Lâm

Vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Google tiếp tục sa thải số lượng lớn nhân viên nhằm cắt giảm chi phí

Động thái của Google và những diễn biến tương tự trong khắp ngành công nghệ năm nay làm tăng thêm lo ngại rằng việc sa thải có thể tiếp tục xảy ra khi các công ty...

Những câu hỏi mà dân bán ô tô không thích nghe vì khó moi tiền khách hàng

Một ông chủ đại lý ô tô có kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề đã chia sẻ những câu hỏi mà người mua xe đặt ra có thể khiến nhân viên bán ô tô khó chịu. Điều đó cũng...

Ứng dụng AI vào công việc – không thể cưỡi ngựa xem hoa

Các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) rất hữu ích trong công việc nhưng để có thể vận dụng hiệu quả thì không đơn giản. Một số người dùng có tâm lý nôn nóng, muốn đạt...

Khi các Big Tech không còn được "nuông chiều"

Sau hơn một thập kỷ được “nuông chiều,” các Big Tech đang phải đối mặt với xu hướng siết chặt quản lý từ các cơ quan thực thi chống độc quyền của Mỹ.

Thị trường xe máy chạm đáy, doanh số xuống thấp kỷ lục trong 6 năm qua

Trong cả quý I/2024, 5 hãng xe máy gồm Honda, Yamaha, Suzuki, SYM và Piaggio chỉ bán ra tổng cộng hơn 600.000 chiếc, thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.

Apple kêu gọi đảo ngược lệnh cấm nhập khẩu đồng hồ thông minh

Theo Apple, lệnh cấm không thể có hiệu lực vì một thiết bị đeo của Masimo được cấp bằng sáng chế "hoàn toàn chỉ là giả thuyết" khi hãng này nộp đơn khiếu nại ITC...

Xanh SM Lào khai trương dịch vụ taxi điện tại Champasak 

Ngày 05/4/2024, tiếp nối thành công của dịch vụ taxi điện tại thủ đô Vientiane, thị trấn du lịch Vang Vieng và tỉnh Savannakhet, Xanh SM chính thức mở rộng hoạt...

Tấn công mã hóa dữ liệu sẽ chưa dừng lại ở PVOIL và VNDIRECT

Theo chuyên gia về an ninh mạng, ngoài việc rà soát lỗ hổng, tăng cường các giải pháp công nghệ, các doanh nghiệp, tổ chức lớn cần xây dựng một đội ngũ chuyên trách...

VinFast chính thức khai trương đại lý đầu tiên tại Indonesia 

Ngày 02/04/2024, Công ty PT Gallerie Setia Utama chính thức khai trương đại lý VinFast đầu tiên tại Indonesia. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng của VinFast tại...

Nhập khẩu ô tô tháng 3 tăng vọt, vì sao?

Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tháng 3 vừa qua bất ngờ bật tăng 50% so với tháng 2.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98