TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

12/10/2020 08:19
12-10-2020 08:19:30+07:00

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

TP.HCM cho thí điểm xây dựng các công trình tạm trên đất nông nghiệp nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp.

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp
TP.HCM có chủ trương cho xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp. Ảnh: Đình Sơn

Mới đây, UBND TP.HCM đã gửi công văn khẩn do ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, ký gửi tới các sở, UBND thuộc ba huyện Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè hướng dẫn thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Theo đó, trong công văn của UBND TP đã phân chia và chỉ đạo thực hiện cụ thể đối với hai nhóm công trình xây dựng trên đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp tại địa bàn huyện Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè. Phạm vi chỉ áp dụng đối với các công trình như: chòi canh, nhà giữ vườn không nhằm mục đích để ở; kênh, mương phục vụ tưới tiêu; các cấu kiện lắp ghép để phủ màng, lưới tạo môi trường thích hợp cho cây trồng, vật nuôi. Công trình xây dựng (có quy mô cấp 4) nhằm mục đích phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (không phân biệt đất nông nghiệp, đất nông nghiệp khác, đất phi nông nghiệp khác; không phân biệt chức năng sử dụng đất theo quy hoạch được duyệt).

Cụ thể, nhóm 1 bao gồm các hạng mục lắp dựng bằng các cấu kiện lắp ghép (dễ tháo dỡ) để phủ màng, lưới tạo môi trường thích hợp cho cây trồng vật nuôi trong phạm vi ranh đất. Các công trình như chòi canh, nhà giữ vườn không nhằm mục đích để ở được lắp dựng bằng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường như: cây gỗ, tranh, tre, nứa, lá với diện tích không quá 15 m2. Khi xây dựng, chủ đầu tư thực hiện trên phần đất thuộc quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng phải thông báo đến UBND xã.

Nhóm 2 bao gồm những công trình có quy mô cấp 4 (1 tầng, diện tích nhỏ hơn 1000 m2, chiều cao dưới 6 m). Chủ đầu tư đề xuất vị trí, diện tích thích hợp trong sơ đồ tổng mặt bằng khu đất kèm theo phương án sản xuất nông nghiệp (mật độ xây dựng không quá 5% diện tích đất). Khi có nhu cầu thay đổi công năng sử dụng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, chủ đầu tư/người sử dụng đất phải có văn bản thông báo đến UBND huyện để được xem xét có ý kiến chấp thuận hay không bằng văn bản.

Công trình xây dựng bằng các loại vật liệu tranh, tre, nứa, lá. Ảnh: Đình Sơn

Trong công văn này, UBND Thành phố cũng nêu rõ trách nhiệm của UBND các huyện Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè phải thường xuyên kiểm tra rà soát và có văn bản thông báo định kỳ đến UBND TP về quá trình này. Thường xuyên cập nhật biến động với các công trình đã hoàn thành và có văn bản báo cáo sơ kết thực tiễn, đánh giá quá trình thực hiện gửi lên để UBND TP có những hướng tiếp theo để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

UBND TP yêu cầu UBND huyện Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè căn cứ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương, lựa chọn một số xã thuộc huyện để từng bước thực hiện thí điểm. UBND TP cũng quy trách nhiệm cụ thể đối với UBND huyện Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè về những nội dung thỏa thuận và quản lý xây dựng công trình. Đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thí điểm xây dựng các công trình nêu trên tại địa phương, không để xảy ra tình trạng lợi dụng thực hiện thí điểm để xây dựng các công trình không đúng với tinh thần thí điểm, không đúng với quy định của pháp luật. Định kỳ hàng tháng phải gửi về Sở Xây dựng danh mục các công trình đã thực hiện thỏa thuận, thẩm định và cấp giấy phép xây dựng (nếu có).

Đình Sơn

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Định danh nhà đất theo người sử dụng: Hiểu thế nào cho đúng?

Theo Bộ Xây dựng, việc triển khai định danh nhà đất theo người sử dụng sẽ giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn đồng thời thúc đẩy quá trình liên thông thủ tục...

Vướng mắc pháp lý chiếm 70% khó khăn của thị trường bất động sản

Theo HoREA “vướng mắc pháp lý” là vướng mắc lớn nhất, chiếm đến 70% khó khăn của các doanh nghiệp chủ đầu tư các dự án bất động sản, nhà ở.

Bộ TN&MT đốc thúc cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện theo thẩm quyền các quy định của Luật Đất đai 2024, trong đó có nhiệm vụ xây dựng...

Đấu giá đất "vàng" và hàng ngàn căn hộ ở Thủ Thiêm

TP HCM sẽ tổ chức đấu giá 3 lô đất "vàng" ở khu đô thị mới Thủ Thiêm để rút kinh nghiệm và triển khai kế hoạch chi tiết các lô đất còn lại.

Hộ gia đình đang sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ theo quy định nào?

Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử...

TPHCM giải quyết gần 1,500 sổ hồng trong 2 tháng đầu năm

Trong 2 tháng đầu năm 2024, Văn phòng đăng ký đất đai TPHCM đã cấp giấy chứng nhận cho 1,486 hồ sơ; tiếp nhận mới 1,189 hồ sơ (trong đó đã phát hành phiếu chuyển...

Nhà ở thuộc tài sản công được quản lý, sử dụng như thế nào?

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, Bộ Xây dựng đề xuất quy định chung về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản...

Bài học pháp lý từ ‘khai thấp giá chuyển nhượng’ bất động sản

Từ năm 2020 đến nay, thị trường bất động sản Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức đáng kể. Bên cạnh những yếu tố khách quan dẫn đến khó khăn trong giao dịch bất...

Lãnh đạo Bộ TN-MT nói về cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Theo quy định mới, đất không giấy tờ được cấp sổ đỏ khi chính quyền xác nhận không có tranh chấp.

Công bố lệnh của Chủ tịch nước về Luật Đất đai

Luật Đất đai mới gồm 16 chương, 260 điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai 2013, bổ sung mới 78 điều.

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98