Trở thành tỷ phú nhờ bán chữ ký điện tử

03/10/2020 08:45
03-10-2020 08:45:04+07:00

Trở thành tỷ phú nhờ bán chữ ký điện tử

Truyền thống đóng dấu tài liệu bằng con dấu thay cho chữ ký kéo dài hàng thế kỷ của Nhật Bản cuối cùng cũng suy yếu, vì ngày càng nhiều người làm việc tại nhà do đại dịch Covid-19. Các công ty khổng lồ như Toyota và Nomura đang đăng ký dịch vụ chữ ký điện tử của Bengo4.com Inc., một công ty ít được biết đến nhưng có giá cổ phiếu tăng vọt 100% trong năm nay.

Taichiro Motoe

Giá cổ phiếu tăng vọt đã giúp người sáng lập Bengo4 là Taichiro Motoe trở thành tỷ phú nhờ cổ phần sở hữu tại đây. Motoe thành lập Bengo4 cách đây 15 năm và hiện niêm yết công ty tại Tokyo. Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của Motoe hơn 1 tỷ USD.

Trong thời Covid-19, nhà đầu tư tỏ ra lạc quan về dịch vụ chữ ký điện tử của Bengo4 -CloudSign. Khi nhiều người hơn làm việc từ xa, các công ty Nhật Bản đang chuyển sang chữ ký điện tử để xác thực tài liệu thay cho con dấu thật (hay còn gọi là hanko) - điều mà Nhật Bản tuân theo ít nhất từ những năm 1800. “CloudSign đang thay đổi văn hóa hanko truyền thống”, Motoe nói hôm 17/09 trong cuộc phỏng vấn đầu tiên của ông với truyền thông quốc tế.

Theo Bengo4, CloudSign là dịch vụ chữ ký điện tử đang thống trị Nhật Bản, khi chiếm tới 80% thị phần của nước này. Hơn 100,000 công ty trong nhiều ngành sử dụng CloudSign, tăng hơn gấp đôi so với mức chưa đầy 50,000 công ty cách đây một năm.

Giá cổ phiếu của Bengo4.com tăng mạnh do kỳ vọng về khả năng thâm nhập nhanh hơn của các dịch vụ hợp đồng điện tử khi các nỗ lực do Chính phủ dẫn đầu nhằm ngừng việc sử dụng con dấu cá nhân đang tăng tốc cho phù hợp với tình hình dịch Covid-19”, nhà phân tích Haruka Mori của JPMorgan viết trong một ghi chú nghiên cứu hôm 28/07. Mori nói thêm hiện có “sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng pháp lý để hỗ trợ sự phổ biến của các hợp đồng điện tử”.

Bengo4 khởi đầu như một tài nguyên trực tuyến dành cho giới luật sư. Nó được niêm yết trên thị trường vốn hóa nhỏ của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo vào năm 2014 và ra mắt CloudSign một năm sau đó để tìm kiếm sự phát triển như một công ty đại chúng mới. Trước khi trở thành doanh nhân, Motoe là luật sư tại Anderson Mori, một công ty luật hàng đầu Nhật Bản. Ông ra đi khoảng ba năm sau đó để thành lập công ty luật riêng là Văn phòng luật Authense, sau đó lập ra Bengo4 trong cùng năm.

Motoe được sinh ra ở Illinois nhưng lớn lên ở tỉnh Kanagawa gần Tokyo. Ngoài vai trò là doanh nhân và luật sư, ông còn là nhà lập pháp. Người đàn ông 44 tuổi này là thành viên của Thượng viện Nhật Bản từ năm 2016 và là nhà lập pháp có thu nhập cao nhất nước này vào năm ngoái với thu nhập được báo cáo là 845 triệu yên (khoảng 7.8 triệu USD), phần lớn từ việc bán cổ phiếu. Vào đầu tháng này, ông đã tham gia nội các của Thủ tướng mới đắc cử Yoshihide Suga với tư cách thứ trưởng tài chính.

Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp do virus corona vào tháng 4, giúp mở đường cho sự phát triển của chữ ký điện tử để giữ nhân viên văn phòng ở nhà. Vào ngày 17/07, Chính phủ quy định rõ việc sử dụng dịch vụ chữ ký điện tử có thể được coi là chữ ký của người dùng nếu nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo nó được mã hóa và không thể thay đổi, theo công ty luật quốc tế Clifford Chance.

Chính phủ mới của Nhật Bản có kế hoạch tiếp tục thúc đẩy việc số hóa trên toàn quốc. Đầu tháng này, Thủ tướng Suga đã chỉ thị nội các đẩy nhanh việc thành lập cơ quan Chính phủ dẫn đầu nỗ lực tăng cường số hóa ở Nhật Bản.

Doanh số bán hàng của Bengo4 tăng lên ngay cả trước khi có những nỗ lực gần đây của Chính phủ. Công ty này cho biết doanh thu của họ đạt 1.16 tỷ yên trong quý từ tháng 4-6, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng này được dẫn dắt bởi mảng kinh doanh CloudSign, với doanh số hàng quý tăng hơn gấp đôi lên 262 triệu yên.

Bengo4 dự báo doanh số hàng quý của CloudSign sẽ gần như tăng gấp đôi vào năm tới, lên khoảng 500 triệu yên. “Chúng tôi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của Bengo4 lên 100 triệu USD trong vòng 4-5 năm tới”, Motoe nói.

CloudSign vẫn còn cơ hội để phát triển hơn nữa. Motoe ước tính chỉ 1% doanh nghiệp ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới hiện đang sử dụng chữ ký điện tử và kỳ vọng ​​con số này sẽ tăng lên gần 5% trong năm tới. Trong báo cáo của JPMorgan, Mori cho biết “Có khả năng quy định sẽ được sớm nới lỏng trong lĩnh vực bất động sản, tài chính và những lĩnh vực liên quan đến luật doanh nghiệp”. Vào tháng 7, công ty internet Digital Garage của Nhật Bản thông báo sẽ áp dụng CloudSign cho hệ thống quản lý tập trung trực tuyến các hợp đồng mua bất động sản.

Ý tưởng tỷ đô đến với Motoe khi ông chán nản với văn hóa hanko khi đang làm luật sư. “Tôi đã phải đóng dấu vào một đống hợp đồng khổng lồ từng cái một. Tôi cảm thấy sự kém hiệu quả trong văn hóa kinh doanh”, ông nói.

Sau đó, tôi thấy chữ ký điện tử trở nên khá phổ biến ở nước ngoài và tin rằng một ngày nào đó, nó cũng sẽ phổ biến ở Nhật Bản. Hãy dự báo, chuẩn bị, rồi chờ đợi”, Motoe nói, trích dẫn một trong những câu châm ngôn của Masayoshi Son - CEO SoftBank và là người giàu thứ hai ở Nhật Bản - mà ông yêu thích.

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của chữ ký điện tử, Motoe đang có những kế hoạch lớn cho Bengo4. “Tôi muốn thay đổi thế giới. Tôi muốn thương mại hóa chuyên môn để nhiều người có thể dễ dàng tiếp cận các chuyên gia hơn”. Ông chỉ ra dịch vụ chữ ký điện tử như một ví dụ: “CloudSign đã thay đổi hệ thống - cách thức của văn hóa doanh nghiệp. Đó là loại thay đổi mà Bengo4 muốn đạt được".

Ông giải thích: “Trong thế giới ngày nay, một số người biết nhiều hơn những người khác, chẳng hạn như ở lĩnh vực luật và thuế, vì vậy khoảng cách giữa mức độ am hiểu của mọi người càng lớn. Hãy thu hẹp khoảng cách này thông qua internet - điều đó chắc chắn sẽ thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn”.

Nhã Thanh (Theo Forbes)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong ngành ô tô toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ góp mặt trong danh sách MotorTrend PowerList 2024 - một bảng xếp hạng gồm 50 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98