Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan là điểm sáng trong bức tranh thương mại toàn cầu

21/10/2020 13:54
21-10-2020 13:54:56+07:00

Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan là điểm sáng trong bức tranh thương mại toàn cầu

Một nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng xác thực về tác động phân cực mà đại dịch Covid-19 gây ra cho đà hồi phục thương mại toàn cầu, trong đó các nền kinh tế Đông Á vượt mặt thế giới phương tây.

Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam là những quốc gia duy nhất chứng kiến xuất khẩu hồi phục mạnh, trong đó cả 3 đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong quý 3/2020, theo một nghiên cứu của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (Unctad).

Bộ 3 này cũng nằm trong nhóm quốc gia sớm kiểm soát được dịch Covid-19, mặc dù chiến thuật mỗi bên mỗi khác.

* Các nền kinh tế giao thương mạnh với Việt Nam tăng trưởng ra sao trong quý 2?

Đáng chú ý, Việt Nam ghi nhận xuất khẩu tăng trưởng 10.9% trong quý 3/2020 , mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới, theo đánh giá của Unctad. Điều này là nhờ Việt Nam chỉ ghi nhận 1,141 ca nhiễm Covid-19 và 35 ca tử vong (tính đến ngày 21/10).

Tính chung 9 tháng năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 202.86 tỷ USD, tăng 4.2% so với cùng kỳ năm trước.

Cán cân thương mại tháng 9 ước tính xuất siêu 3.5 tỷ USD. Tính chung 9 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 16.99 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 7.27 tỷ USD).

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng 8.8% trong quý 3/2020. Mặc dù Trung Quốc – nơi dịch bệnh khởi phát – ghi nhận 85,715 ca nhiễm và 4,634 ca tử vong, nhưng đến nay sự lây lan đã giảm đáng kể và đất nước đông dân nhất thế giới giờ chỉ còn 247 ca nhiễm (chưa khỏi bệnh) nhờ các biện pháp phong tỏa hà khắc.

Ở Đài Loan, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 6.4% trong quý 3/2020 so với cùng kỳ. Đất nước này ghi nhận tổng cộng 543 ca nhiễm Covid-19 và 7 ca tử vong kể từ khi đại dịch ập đến. Trong hơn 6 tháng vừa qua, Đài Loan không ghi nhận thêm bất kỳ ca nhiễm nào.

Ngoài 3 quốc gia trên, trong các quốc gia nghiên cứu của Unctad thì chỉ có Thỗ Nhĩ Kỳ ghi nhận sự hồi phục của hoạt động xuất khẩu (dù chỉ tăng nhẹ 0.7%).

Ở chiều ngược lại, nhiều nền kinh tế khác vẫn còn chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 cao và chưa thể khởi động lại hoạt động giao thương. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu từ Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) giảm trong phạm vi 9.7%-11.6% trong quý 3/2020, theo bản cập nhật Thương mại Toàn cầu của Unctad.

“Gần như mọi khu vực đều chứng kiến sự đi xuống của hoạt động giao thương quốc tế trong quý 2/2020, nhưng mức giảm mạnh nhất xuất phát từ phương Tây và khu vực Nam Á – tại đây, kim ngạch nhập khẩu rớt 35% và xuất khẩu sụt 41%. Tính tới tháng 7/2020, cú giảm về thương mại vẫn còn lớn ở hầu hết khu vực, ngoại trừ Đông Á”, các chuyên gia kinh tế của Unctad viết trong báo cáo. Họ cũng lưu ý đến đà hồi phục đáng chú ý của Trung Quốc.

Các chuyên gia kinh tế cũng chỉ rõ các điểm khác biệt lớn giữa quốc gia giàu và nghèo về đà hồi phục kinh tế và khả năng tiếp cận tới vật tư y tế.

Trong khi kim ngạch xuất khẩu tháng 7/2020 của các quốc gia đang phát triển giảm 6% so với cùng kỳ, thì các quốc gia phát triển chứng kiến xuất khẩu giảm tới 22%. Điều này thể hiện phần nào về cấu trúc của chuỗi cung ứng, trong đó các quốc gia nghèo hơn thường sản xuất ra các sản phẩm được tiêu thụ ở những quốc gia giàu có.

Tuy nhiên, những quốc gia giàu có – dù hoạt động giao thương vẫn còn ảm đạm – vẫn có khả năng tiếp cận với hàng hóa y tế thiết yếu gấp rất nhiều lần so với các quốc gia nghèo.

Tình trạng mất cân bằng này sẽ cản trở lực phục hồi của nền kinh tế toàn cầu và báo điềm chẳng lành về việc phân phối đều các loại vắc-xin trong tương lai, các chuyên gia kinh tế nhận định.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98