53 tỷ USD chảy vào chứng khoán Mỹ mặc kệ sự hỗn loạn từ bầu cử và dịch Covid-19

21/11/2020 10:05
21-11-2020 10:05:04+07:00

53 tỷ USD chảy vào chứng khoán Mỹ mặc kệ sự hỗn loạn từ bầu cử và dịch Covid-19

Các trader có thể đã phỏng đoán rằng sự gia tăng về số ca nhiễm Covid-19 và tình trạng hỗn loạn bao trùm tại Chính phủ Mỹ ít nhất sẽ khiến giới đầu tư ái ngại và thận trọng. Nhưng thực tế thì không phải vậy khi mà dòng tiền liên tục chảy vào như thác đổ.

Trong tháng 11/2020, các quỹ ETF tập trung vào chứng khoán Mỹ vừa ghi nhận một trong những tháng hút ròng mạnh nhất từ trước đến nay, thu hút gần 53 tỷ USD – có thể là một trong những tháng lịch sử của chứng khoán Mỹ. Sự hưng phấn cũng được thể hiện trong dòng chảy vào các quỹ tương hỗ dài hạn.

Dòng tiền vào như thác đổ góp phần lý giải cho tất cả xu hướng trên thị trường, chứ không chỉ là sức mạnh của đà tăng - tháng 11 có thể dễ dàng là tháng tăng mạnh thứ tư của S&P 500 trong hai thập kỷ qua. Trong đó, dòng tiền chuyển hướng sang những cổ phiếu đã giảm mạnh trước đó. Chỉ số vốn hóa nhỏ Russell 2000 đã đánh bại chỉ số công nghệ Nasdaq 100 trong tuần thứ 2 liên tiếp, ngay cả khi số ca nhập viện vì Covid-19 tăng mạnh và tương lai của các chương trình cho vay khẩn cấp trong tay Fed vẫn chưa biết sẽ ra sao.

Cũng mù mờ như triển vọng kinh tế, nhà đầu tư xem đây là cơ hội để bắt đáy trong những lĩnh vực đã bị đại dịch Covid-19 “tẩn bầm dập”, theo JPMorgan Asset Management.

“Điều này có nghĩa mỗi khi tin xấu kéo giảm thị trường, thì lượng tiền này lại đổ xô vào bắt đáy”, Gabriela Santos, Chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan Asset Management, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television. “Đáng chú ý, cổ phiếu trong những lĩnh vực bị tác động nặng nề nhất, những lĩnh vực và khu vực mang tính chu kỳ và tính kinh tế sẽ chứng kiến đà tăng mạnh nhất”.

Xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp tục khi núi tiền mặt vẫn còn nằm ở các quỹ thị trường tiền tệ, ông Santos cho biết. Gần 1 ngàn tỷ USD chảy vào các quỹ thị trường tiền tệ trong giai đoạn tháng 2-5/2020 khi đại dịch Covid-19 gieo rắc nỗi sợ trên thị trường, qua đó khiến tài sản tại các quỹ này phình lên 4.8 ngàn tỷ USD, một mức kỷ lục. Núi tiền mặt này đã giảm xuống còn 4.3 ngàn tỷ USD, vẫn còn cao hơn rất nhiều so với mức trước dịch.

Khi mà nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy khả năng đại dịch có thể kết thúc, các chuyên viên phân tích cho rằng lượng tiền mặt trong các quỹ thị trường tiền tệ sẽ tiếp tục đóng vai trò lực đẩy trên thị trường cổ phiếu. S&P 500 tăng vọt 8.8% trong tháng 11, sắp ghi nhận tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2020. Trong khi đó, chỉ số Russell 2000 vọt 16%, cũng là thành tích tốt nhất kể từ tháng 4.

“Nhà đầu tư đang háo hức trở lại thị trường cổ phiếu”, Chris Gaffney, Chủ tịch phụ trách thị trường thế giới tại TIAA Bank, nhận định. “Tôi nghĩ nhà đầu tư đang bắt đầu xem xét trở lại một số lĩnh vực phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế”.

Dĩ nhiên, thế giằng co giữa tâm lý lạc quan về việc tái mở cửa kinh tế và một bức tranh tối màu mang tên Covid-19 có thể nhanh chóng nghiêng về hướng có lợi cho phe gấu. Tỷ lệ bệnh viện tại Mỹ dự báo thiếu hụt nhân viên trong 7 ngày qua đã tăng lên kỷ lục và số ca nhiễm Covid-19 phải nhập viện tại Mỹ đã tăng hơn gấp đôi kể từ Ngày Lao động (07/09).

“Thêm một tuần đầy những tít báo tiêu cực và nhiều người sẽ mang trong mình sự cẩn trọng khi càng gần đến cuối năm, nhất là khi các bang tiếp tục đóng cửa”, Michael O’Rourke, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại JonesTrading, cho hay. “Nếu chúng tôi không nhận thấy số ca nhập viện bắt đầu giảm, những nhà đầu tư vốn đã rót tiền vào thị trường vì thông tin vắc-xin tích cực có thể phải xem xét lại động thái của mình trong tuần đầu của tháng 12/2020”.

Thế nhưng, những lo ngại trên dường như chẳng thể làm nản lòng những nhà đầu cơ. Các quỹ đầu cơ đang nghiêng về phía thị trường tăng. Thước đo đòn bẩy ròng – thước đo về tâm lý chấp nhận rủi ro của ngành quỹ đầu cơ, cụ thể là chênh lệch giữa vị thế mua và vị thế bán – chạm mức cao kỷ lục trong tháng này, theo dữ liệu từ Credit Suisse Group AG. Nằm trong các khách hàng là quỹ đầu cơ tại JPMorgan Chase, tỷ lệ đòn bẩy ròng đã tăng lên mức chưa từng thấy kể từ đầu năm 2018.

Bên cạnh đó, sau nhiều tháng gửi gắm tiền của vào quỹ thị trường tiền tệ - vốn có lợi suất chẳng bao nhiêu, nhà đầu tư có thể xem xét loại bỏ lực cản tiền mặt (cash drag – một nguồn gây cản trở hiệu suất) ra khỏi danh mục trong tháng cuối năm.

“Đây là lúc nhà đầu tư đang suy xét và tự nói rằng ‘tôi có thể có tiền mặt, nhưng đó không phải là giải pháp trong dài hạn”, Richard Steinberg, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại The Colony Group, cho biết. “Nhiều động thái mà chúng tôi thực hiện gần đây là để chuẩn bị vị thế cho năm tới”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch BlackRock dự báo thị trường cổ phiếu Mỹ sắp tăng trở lại

Lãnh đạo của gã khổng lồ BlackRock dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sắp trở lại mạnh mẽ.

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm hơn 1% do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Hai (15/04), khi lợi suất tăng và lo ngại xung đột ở Trung Đông đã làm lu mờ kết quả lợi nhuận mạnh mẽ của Goldman Sachs và dữ...

Giới đầu tư toàn cầu “tháo chạy” do lo ngại lạm phát cao kéo dài

Trong bối cảnh lo ngại lạm phát cao và đồn đoán Fed giảm lãi suất vào tháng Sáu, các nhà đầu tư đã bán ra lượng lớn quỹ đầu tư cổ phần tuần thứ 2 liên tiếp trong...

Dow Jones rớt hơn 470 điểm, S&P 500 chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ đầu năm

Chứng khoán Mỹ bị bán tháo vào ngày thứ Sáu (12/04), khi những lo ngại về lạm phát và địa chính trị một lần nữa làm suy yếu tâm lý nhà đầu tư trên Phố Wall. Đà sụt...

Dow Jones giảm gần 400 điểm, giá dầu tăng hơn 2%

Chứng khoán Mỹ nhuốm sắc đỏ trong ngày 12/04 khi các ngân hàng lớn ở Mỹ bắt đầu công bố kết quả lợi nhuận, trong khi lạm phát và các lo ngại địa chính trị đè nặng...

Vì sao giá cổ phiếu 5 công ty Nhật Bản được Warren Buffett đầu tư tăng vọt?

Các công ty thương mại Nhật Bản - con cưng của thị trường chứng khoán kể từ khi tỷ phú Berkshire Hathaway tiết lộ mua cổ phần của họ vào năm 2020 – đang đặt lại mục...

S&P 500 khởi sắc và Nasdaq Composite khép phiên ở mức cao kỷ lục

Chỉ số S&P 500 khởi sắc và chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở mức cao kỷ lục vào ngày thứ Năm (11/04), khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi từ đợt sụt giảm trước đó...

Dow Jones mất hơn 400 điểm sau báo cáo lạm phát nóng hơn dự báo

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Tư (10/04), sau khi dữ liệu lạm phát tháng 3 nóng hơn dự báo, có khả năng đẩy lùi việc hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ...

Dow Jones gần như đi ngang chờ báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ

Chỉ số Dow Jones gần như đi ngang vào ngày thứ Ba (09/04), khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ.

Phố Wall gần như đi ngang trước áp lực lãi suất

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang vào ngày thứ Hai (08/04), khi lãi suất tăng khiến nhà đầu tư không thể thực hiện những động thái lớn trước khi có dữ liệu lạm phát...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98