Cẩn trọng với đòn bẩy nợ

12/11/2020 13:00
12-11-2020 13:00:00+07:00

Cẩn trọng với đòn bẩy nợ

Gần 70 doanh nghiệp trên hai sàn HOSEHNX có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1 lần, nghĩa là Nợ phải trả (Nợ) lớn hơn Vốn chủ sỡ hữu (VCSH), theo thống kê của Vietstock tính đến hết quý 3/2020. Điều này cho thấy các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy nợ cao.

Những doanh nghiệp có đòn bẩy nợ cao

Đáng chú ý, Y Dược phẩm Vimedimex (HOSE: VMD) có nợ phải trả gấp gần 24 lần VCSH, với nợ phải trả gần 8,697 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi ròng 9 tháng đầu năm chỉ gần 29 tỷ đồng (tăng gần 10% so cùng kỳ).

Thủy sản Số 4 (HOSE: TS4) có nợ phải trả gấp hơn 5 lần VCSH, đồng thời lỗ ròng 95 tỷ đồng 9 tháng đầu năm. Năm 2019, TS4 cũng lỗ ròng hơn 9 tỷ đồng.

Đầu tư Tài chính Hoàng Minh (HOSE: KPF) có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu hơn 4 lần. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế (LNST) 9 tháng đầu năm đều giảm mạnh so cùng kỳ, lần lượt giảm 97% và 92%. LNST 9 tháng chỉ còn 190 triệu đồng. Trong khi đó, nợ ngắn hạn gấp 1.25 lần tài sản ngắn hạn.

Một số doanh nghiệp chẳng những có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao, còn bị lỗ trong 9 tháng đầu năm. 9 tháng đầu năm, COMA 18 (HOSE: CIG) lỗ hơn 136 tỷ đồng.

Cân nhắc rủi ro

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) được tính bằng nợ (nợ ngắn hạn + nợ dài hạn) chia cho VCSH của cổ đông, cho biết tỷ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản (nợ và VCSH) mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho hoạt động. D/E lớn hơn 1, nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nợ; ngược lại, tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi VCSH.

D/E cho nhà đầu tư cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính và nguồn tiền dùng để chi trả cho các hoạt động của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, nghĩa là nợ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn, doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.

Mặc dù việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng về lâu dài, doanh nghiệp vay nợ sẽ bị rủi ro về lãi suất, tỷ giá (nếu vay ngoại tệ) và lạm phát. Về rủi ro kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chịu sự biến động của nguyên liệu đầu vào cùng giá bán đầu ra. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo tỷ lệ hợp lý nhất.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chấp nhận sử dụng đòn bẩy cao để đổi lấy mức lợi nhuận không tương xứng trong bối cảnh các ngành nghề kinh doanh khó khăn và ban lãnh đạo chỉ giỏi phân bổ vốn trong rất ít ngành nghề, không lường trước rủi ro sụt giảm.

Tiền rẻ là cơ hội, cũng là thách thức

Năm 2020, nhiều ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay, ngay sau khi các thông báo giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực. Việc giảm lãi suất thể hiện ý chí của cơ quan điều hành trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế.

Các doanh nghiệp là đối tượng được nhắm đến và hưởng lợi từ lãi suất giảm. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội là thách thức sử dụng vốn hiệu quả.

Về phía ngân hàng, các ngân hàng phát triển bền vững sẽ luôn cho vay thận trọng, vì suy cho cùng, khả năng trả nợ thực sự của doanh nghiệp mới là nguồn quan trọng nhất và gắn kết mối quan hệ tín dụng lâu dài.

Nhà đầu tư cần đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp

Ở góc độ nhà đầu tư, việc chọn được những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy hiệu quả sẽ mang lại nhiều giá trị. Tuy nhiên, thực tế không dễ dàng.

Các ngành công nghiệp khác nhau có nhu cầu vốn và tốc độ tăng trưởng khác nhau, tỷ lệ D/E tương đối cao có thể phổ biến trong một ngành, trong khi D/E tương đối thấp có thể phổ biến ở ngành khác. Nếu đòn bẩy làm tăng thu nhập bằng một khoản tiền lớn hơn chi phí lãi vay, các cổ đông sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, nếu chi phí lãi vay lớn hơn thu nhập tăng thêm, giá cổ phiếu có thể giảm.

Về nguyên tắc, doanh nghiệp càng kiếm được nhiều tiền (sau khi trừ chi phí), cổ đông càng nhận được nhiều giá trị từ khả năng tạo tiền của doanh nghiệp, cụ thể là gia tăng giá cổ phiếu và cổ tức. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả thì quyền của chủ nợ và các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp sẽ cao hơn quyền của cổ đông, để đảm bảo họ thu được vốn gốc và lãi vay.

Đối với doanh nghiệp thâm dụng vốn, vay nợ nhiều, giai đoạn đầu, mỗi đồng lợi nhuận tạo ra đều dùng để trả nợ gốc vay dài hạn. Như vậy, dòng tiền tự do sau trả nợ gốc sẽ là biến số cuối cùng thuộc về cổ đông, chứ không phải lợi nhuận tạo ra.

Ngoài ra, nhà đầu tư cần đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ phải trả trong 1 năm hoặc ít hơn bằng tỷ lệ nợ ngắn hạn/tài sản ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ sẽ được trả trong 1 năm hoặc ít hơn, nên chúng có thể gặp rủi ro. Hai doanh nghiệp có nợ, VCSH và D/E như nhau, doanh nghiệp nào có Nợ ngắn hạn nhiều hơn sẽ rủi ro hơn mặc dù nhìn bề ngoài, rủi ro từ đòn bẩy giống hệt nhau.

Gia Nghi

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

RTB có quý 1 lãi ròng cao nhất từ khi lên sàn

CTCP Cao su Tân Biên (Tabiruco, UPCoM: RTB) khép lại quý 1/2024 với các chỉ tiêu doanh thu thuần và lãi ròng đều cao nhất so với những quý cùng kỳ kể từ thời điểm...

Chủ tịch TTC Hospitality: Nâng cấp khách sạn từ 4 lên 5 sao để tập trung vào phân khúc cao cấp

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) tổ chức chiều 24/04, lãnh đạo Công ty chia sẻ về chiến lược phát triển các...

Cổ đông đề xuất chia cổ tức tiền mặt, "zero fee", lãnh đạo Chứng khoán BSC trải lòng ưu tư

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, HOSE: BSI) tổ chức ngày 23/04, cổ đông BSC dành nhiều sự quan tâm đến xu thế "zero fee" (miễn phí giao...

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi tăng 26% trong quý 1, biên lãi gộp hơn 50%

CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, UPCoM: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, với lãi ròng tăng 26% so với cùng kỳ.

Quý 1 bứt tốc, KTC sáng cửa về đích lợi nhuận năm

CTCP Thương mại Kiên Giang (UPCoM: KTC) lãi ròng hơn 14 tỷ đồng trong quý 1/2024, hơn gấp đôi cùng kỳ. Đồng nghĩa, việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 16 tỷ đồng năm...

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong: Kế hoạch lãi tăng 26%, muốn tăng vốn gần gấp đôi

Tại ĐHĐCĐ thường niên CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) sáng ngày 24/04, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án phát hành thêm cổ...

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 1,214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng cùng kỳ năm trước...

Trả thù lao cho cộng tác viên giới thiệu khách vay, PGBank giảm 24% lãi trước thuế quý 1

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) báo lãi trước thuế hơn 116 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, dù đã giảm...

ĐHĐCĐ Intresco: "Nóng" dự án 6A

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, lãnh đạo Intresco khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng khách sạn sau khi ghi nhận kết quả tốt trong thời gian gần đây. Đại hội lần...

Không có khoản bồi thường tại VSIP III, lãi ròng PHR giảm mạnh

Quý 1/2024, CTCP Cao su Phước Hòa (Phuruco, HOSE: PHR) không ghi nhận khoản bồi thường thực hiện dự án VSIP III, do đó chỉ lãi ròng hơn 73 tỷ đồng, giảm mạnh 68% so...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98