Đồng Baht mạnh lại đe dọa kinh tế Thái Lan

21/11/2020 08:56
21-11-2020 08:56:43+07:00

Đồng Baht mạnh lại đe dọa kinh tế Thái Lan

Thái Lan vừa nới lỏng các quy định về dòng vốn chảy ra và sẽ gia tăng giám sát đối với các dòng vốn chảy vào trái phiếu nước này nhằm hạn chế đà tăng tỷ giá đồng Baht - nhân tố đang đe dọa sự phục hồi kinh tế Thái Lan từ cú sốc do đại dịch Covid-19 gây ra.

Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters.

Theo tin từ Bloomberg, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đã đẩy nhanh việc triển khai những biện pháp mà lẽ ra đến đầu năm tới mới được áp dụng. Hầu hết những biện pháp này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ cuối tháng 11.

Quy định mới sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công dân Thái Lan chuyển tiền ra nước ngoài và đầu tư vào các tài sản ở nước ngoài, cũng như gửi ngoại tệ trong các ngân hàng Thái Lan. Ngoài ra, quy định mới cũng yêu cầu nhà đầu tư trái phiếu trong nước và nước ngoài phải đăng ký với cơ quan chức năng.

"Sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và diễn biến khả quan về vaccine Covid-19, các nhà đầu tư đã quay sang rót vốn mạnh vào các thị trường mới nổi bao gồm Thái Lan", BoT nói trong một tuyên bố ra ngày 20/11. Vì lý do này, "đồng Baht tăng giá nhanh chóng và có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế".

Theo tuyên bố, việc đăng ký nhà đầu tư trái phiếu "sẽ cho phép theo dõi sát sao hành vi của nhà đầu tư, theo đó cho phép thực thi những biện pháp chuẩn xác vào thời điểm hợp lý".

Động thái trên của BoT diễn ra sau đánh giá của cơ quan này vào đầu tuần rằng đà tăng giá nhanh của đồng Baht có thể làm trệch hướng sự phục hồi kinh tế còn mong manh. Chính phủ Thái Lan cũng đã kêu gọi BoT kiềm chế tốc độ tăng giá của đồng nội tệ để bảo vệ khu vực xuất khẩu.

Tính cả tuần này, tỷ giá đồng Baht giảm 0,4%, nhưng trong ngày thứ Sáu (19/11), Baht có lúc tăng giá 0,5% so với USD, lên mức 30,276 Baht đổi 1 USD

Mấy phiên trước, Baht giảm giá do giới đầu tin tin BoT sắp có động thái kiềm chế đà tăng. Tuy nhiên, sau khi các biện pháp mới được công bố, thị trường dường như không tin rằng nỗ lực này sẽ phát huy tốt hiệu quả trong việc "ghìm cương" tỷ giá.

"Vấn đề ở đây là các nhà đầu tư Thái Lan rất thích đầu tư trong nước. Cho dù việc đầu tư ra nước ngoài có dễ dàng hơn thì chưa chắc họ đã làm vậy", ông Khoon Goh, trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á thuộc ngân hàng ANZ, nhận định.

Ngoài các biện pháp nêu trên, BoT cũng sẽ tiếp tục can thiệp vào thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, ông Goh cho rằng BoT "cần phải thận trọng vì có thể phạm vào 3 tiêu chuẩn của Bộ Tài chính Mỹ về quốc gia thao túng tỷ giá".

Theo Bloomberg, Baht Thái là đồng tiền tăng giá mạnh thứ nhì ở châu Á trong tháng này, trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khoảng 2,4 tỷ USD trái phiếu và cổ phiếu tại khu vực. Đồng USD mất giá đã góp phần làm gia tăng tâm lý ham thích những tài sản rủi ro tại các thị trường mới nổi.

Kể từ mức đáy thiết lập hồi tháng 4, Baht đến nay đã tăng giá 8,8%. Tuần trước, tỷ giá đồng tiền này đạt mức cao nhất 10 tháng.

Do phải đóng cửa biên giới đối với hầu hết du khách nước ngoài, Thái Lan phải dựa vào xuất khẩu để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với nền kinh tế. Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan Arkhom Termpittayapaisith cho biết Chính phủ nước này sẽ tập trung hỗ trợ xuất khẩu - lĩnh vực đang có dấu hiệu hồi phục và hiện đang là nguồn thu ngoại tệ duy nhất của Thái Lan.

Phó thống đốc BoT Vachira Arromdee nói rằng những biện pháp vừa công bố sẽ giúp tạo ra một hệ sinh thái cho thị trường ngoại hối, cân bằng các dong vốn, và gia tăng mức độ ổn định của thị trường.

"Về lý thuyết, những biện pháp này sẽ phát huy tác dụng. Nhưng cần phải có thêm thời gian mới biết hiệu quả đến đâu", chiến lược gia thị trường mới nổi Mitul Kotecha thuộc TD Securities ở Singapore nhận định. "Những biện pháp trước đây nhằm khơi dòng vốn chảy khỏi Thái Lan chỉ có tác dụng hạn chế. Để đạt hiệu quả, cần phải có nhu cầu mạnh về tiền gửi ngoại tế và chuyển tiền ra nước ngoài, nhưng không gì đảm bảo được chuyện này".

Đây không phải là lần đầu tiên kinh tế Thái Lan gặp khó vì đồng Baht mạnh.

Năm 2019, tỷ giá đồng Baht cũng tăng mạnh, với mức tăng khoảng 9%, trái ngược với xu hướng suy yếu của các đồng tiền trong khu vực, do các nhà đầu tư mua Baht và trái phiếu Thái Lan để tìm kiếm sự an toàn. Vào cuối năm ngoái, BoT phải cắt giảm lãi suất về mức thấp kỷ lục và nới lỏng các biện pháp kiểm soát vốn để hạn chế đà tăng giá của đồng nội tệ.

Bình Minh

VnEconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98