Kinh tế Ấn Độ bước vào suy thoái

28/11/2020 09:31
28-11-2020 09:31:47+07:00

Kinh tế Ấn Độ bước vào suy thoái

Ấn Độ bước vào cuộc suy thoái chưa từng có tiền lệ, trong đó nền kinh tế giảm quý thứ 2 liên tiếp vì những tác động kéo dài của các biện pháp kìm hãm sự lây lan của dịch Covid-19.

Quý 3/2020, GDP Ấn Độ giảm 7.5% so với cùng kỳ năm trước, Bộ Thống kê Ấn Độ cho biết trong ngày 27/11. Đà giảm này nhẹ hơn so với dự báo giảm 8.2% của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Bloomberg, nhưng lại đánh dấu bước cải thiện từ mức giảm kỷ lục 24% của quý trước đó.

Thủ tướng Narendra Modi đã áp đặt một trong những đợt phong thỏa nghiêm ngặt nhất trên thế giới trong tháng 3/2020, qua đó kéo giảm nhu cầu của hàng hóa và dịch vụ không thiết yếu. Bất chấp các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, Ấn Độ hiện đang là nơi có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Quý giảm thứ hai liên tiếp về GDP đã đẩy nền kinh tế lớn thứ ba tại châu Á vào cuộc suy thoái đầu tiên kể từ năm 1996.

Dịch vụ tài chính và bất động sản – là những thành phần lớn nhất của lĩnh vực dịch vụ Ấn Độ - giảm 8.1% so với cùng kỳ, trong khi giao dịch, khách sạn, vận tải và truyền thông lao dốc 15.6%. Sản xuất tăng 0.6%, điện và khí gas tăng 4.4% và nông nghiệp tăng 3.4%.

“GDP Ấn Độ ít nhiều vẫn đi theo hướng dự kiến trước đó”, Madan Sabnavis, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Care Ratings, cho hay. “Sự thật là chúng ta đang trong phạm vi giảm và sẽ tiếp tục như vậy trong quý tới và điều này báo hiệu về khoảng thời gian khó khăn ở phía trước”.

Krishnamurthy Subramanian, Cố vấn kinh tế trưởng của Chính phủ Ấn Độ, nói với các phóng viên rằng các con số “khá đáng khích lệ” trong bối cảnh đại dịch và tốt hơn so với thành tích quý trước đó.

Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đều đã nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế, với tổng quy mô kích thích đạt gần 30 ngàn tỷ Rupee (405 tỷ USD), tương đương 15% GDP. Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) đã giảm lãi suất bớt 115 điểm cơ bản trong năm nay và sắp xem xét lại chính sách tiền tệ trong tuần tới, trong đó lập trường nhiều khả năng nghiêng về hướng nới lỏng trong tương lai gần.

Tại thời điểm này, gói kích thích cùng với nhu cầu mùa lễ hội đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, đồng thời dần dần thay thế lo ngại về suy thoái bằng niềm lạc quan về đà phục hồi.

Một vài chỉ báo từ doanh số bán xe hơi cho tới hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đã cao hơn trong tháng 10/2020, trong khi dữ liệu khác báo hiệu nhu cầu mạnh trong nền kinh tế - chủ yếu đến từ lượng tiêu thụ nội địa.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98