Làn sóng M&A sẽ bùng nổ trong năm 2021?

24/11/2020 20:41
24-11-2020 20:41:27+07:00

Làn sóng M&A sẽ bùng nổ trong năm 2021?

Chiều ngày 24/11, Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 đã được tổ chức với chủ đề “Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới”, Diễn đàn M&A 2020 cung cấp nhiều góc nhìn về thị trường M&A Việt Nam trong năm vừa qua và triển vọng cho năm sắp tới.

Diễn đàn M&A 2020 được tổ chức chiều ngày 24/11/2020.

Thay đổi về pháp lý trong năm 2021

Trong phiên thảo luận đầu tiên của Diễn đàn, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ ra điểm mới hỗ trợ cho hoạt động M&A nói riêng và đầu tư nói chung gồm 3 bộ luật quan trọng thường xuyên tác động trực tiếp là Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, cùng có hiệu lực vào ngày 01/01/2021. Trong đó, có 3 điểm quan trọng nhất tác động tích cực tới M&A.

Cụ thể, Luật Doanh nghiệp nâng cao sự bảo vệ người mua, sự an toàn của người mua, ngôn ngữ của luật là nâng cao mức độ bảo vệ “cổ đông” – là người mua trong các thương vụ M&A. Chẳng hạn, quyền cổ đông/nhóm cổ đông như đề cử vào HĐQT, triệu tập họp ĐHĐCĐ, theo quy định hiện hành phải sở hữu 10% cổ phần trở lên và  liên tục trong 6 tháng. Quy định này ngăn cản hoạt động M&A, bởi sau khi họ mua cổ phần thì phải mất 6 tháng mới được vào để tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả công ty.

Những điều bất hợp lý này sẽ được bãi bỏ trong Luật mới quy định tỷ lệ sở hữu 10% giảm còn 5% và bãi bỏ quy định thời gian 6 tháng.

Còn Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán vướng mắc về điều kiện đầu tư nói chung và hạn chế tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài nói riêng.

Theo quy định Luật Đầu tư, Chính phủ cam kết thực hiện nghiêm chỉnh việc ban hành danh mục theo nguyên tắc loại trừ, những ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư, hạn chế đầu tư (quy định rõ hạn chế gì, hình thức, quyền, sở hữu…).

Để hỗ trợ việc đó, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán có những quy định rõ ràng về giới hạn sở hữu nước ngoài. Tuy không mới, nhưng rõ hơn rất nhiều, chẳng hạn như cái gì cấm thì không được làm, quy định theo điều ước quốc tế thì tuân thủ điều ước, cái gì quy định của Việt Nam thì theo quy định Việt Nam. “Cái doanh nghiệp chờ đợi nhất là danh mục cũng có được rõ ràng”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo ông Hiếu, Luật Đầu tư mới còn là cơ hội cho hoạt động M&A nói riêng. Có 2 thay đổi chính yếu, là luật mới bổ sung thêm lĩnh vực ưu đãi đầu tư, trong đó có những lĩnh vực sản xuất hàng hóa cung cấp dịch vụ để tham gia chuỗi giá trị cho các ngành, hay lĩnh vực giáo dục có bổ sung giáo dục đại học, y tế bổ sung thêm trang thiết bị y tế…

Đặc biệt, quan trọng là lần đầu tiên có khái niệm gói ưu đãi đặc biệt dành riêng cho từng loại dự án, từng nhà đầu tư. Trong đó, giới hạn 3 lĩnh vực đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển và ngành nghề có quy mô ưu đãi đầu tư vốn lớn. Ưu đãi đặc biệt là Chính Phủ có thể quyết mức ưu đãi hơn bình thường.

Với thay đổi chính sách sẽ có tác động tích cực tới hoạt động M&A và bảo vệ cho người mua.

Dòng vốn quốc tế ủng hộ hoạt động M&A

Theo ông Nicolas Audier - Chủ tịch EuroCham, Hiệp định Thương mại tự do EVFTA được thông qua sẽ gián tiếp đẩy các giao dịch M&A được thông qua. Những dự án từ châu Âu qua Việt Nam nhân dịp này sẽ bùng nổ. Ngoài ra, tại thị trường Việt Nam, có một yếu tố khác còn nhiều tiềm năng cũng được kỳ vọng sẽ bùng nổ đó là lĩnh vực cơ sở hạ tầng (lĩnh vực này trước đó đã bị ngừng trệ vì dịch bệnh). EVFTA sẽ bảo hộ cho các nhà đầu tư giữa các bên, giúp các doanh nghiệp có sự gắn kết đầu tư qua lại. Ông Nicolas kỳ vọng sẽ có sự tiến triển mạnh từ những giao dịch như vậy.

Phiên tham luận tiếp tục với chủ đề Xu hướng M&A của các nhà đầu tư Nhật Bản vào khu vực Đông Nam Á. Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam chỉ ra nhiều dẫn chứng dòng vốn M&A Nhật Bản rất chú ý tới thị trường Việt Nam.

Năm 2020, thị trường M&A nội địa Nhật Bản giảm 4% so với cùng kỳ do đại dịch Covid-19, nhưng thị trường nội địa Nhật Bản đã thực sự chạm đáy vào tháng 5 và các tháng sau đó đang phục hồi tương tự các năm trước. Hoạt động M&A ra nước ngoài giảm 33% so với cùng kỳ và đang phục hồi chậm rãi, chủ yếu do hạn chế nhập cảnh ở hầu hết các quốc gia.

Quan trọng, thị trường nội địa Nhật Bản đã thực sự chạm đáy vào tháng 5 và đang bắt đầu hồi phục. Vì thế, đây cũng là xu hướng trong tương lai đối với các giao dịch đầu tư ra nước ngoài khi những hạn chế di chuyển đối với các chuyên gia được dỡ bỏ.

Trong phần thảo luận của mình, ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia nói rằng, ông rất ấn tượng và lạc quan về những giao dịch M&A theo những hình thức sở hữu mới trực tiếp và gián tiếp hay vốn chủ sở hữu.

Hiện nay, với tác động của dịch bệnh và yếu tố căng thẳng thương mại và những gì Việt Nam thể hiện trong việc kiểm soát tốt dịch bệnh sẽ có nhiều nhà đầu tư quay lại thị trường này để thực hiện các thương vụ M&A.

Ông Warrick chỉ ra có sự chuyển dịch rõ ràng từ thỏa thuận M&A, mà trở ngại lớn là doanh nghiệp Việt Nam thường muốn giá rất cao. Các nhà đầu tư luôn muốn phải thực tế theo giá thị trường - là yếu tố cản trở lớn, chính là định giá.

Theo ông, nhóm doanh nghiệp gia đình có những tín hiệu tích cực trong thị trường vốn tại Việt Nam. Giáo dục sản xuất chế biến… những lĩnh vực tốt cho lãnh vực tiêu dùng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng rất mạnh mẽ.

Chí Kiên

FILI



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

MBS nhập cuộc đường đua tăng vốn, dự kiến phát hành hơn 138 triệu cp

Trong bối cảnh các công ty chứng khoán đua nhau lên kế hoạch trình cổ đông tăng vốn điều lệ, CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) cũng không ngoại lệ. MBS dự kiến phát...

VNDIRECT triển khai kế hoạch phát hành 304.5 triệu cp giữa lúc hệ thống chưa khắc phục được sự cố

VNDIRECT sẽ triển khai kế hoạch chào bán hơn 243.5 triệu cp cho cổ đông hiện hữu giá 10,000 đồng/cp và phát hành gần 60.9 triệu cp trả cổ tức tỷ lệ 5% cho cổ đông...

Chủ tịch TCM: Mua lại SY Vina hiệu quả hơn nhiều so với đầu tư xây dựng mới

Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) khẳng định việc chi 19 triệu USD mua lại Công ty TNHH Dệt may SY Vina là...

Tại sao "đại gia" mía đường SBT tạm dừng phương án phát hành thêm 148 triệu cp?

SBT cho rằng thị thường chứng khoán không thuận lợi và để bảo đảm lợi ích của cổ đông, Công ty quyết định tạm dừng phương án phát hành hơn 148 triệu cp ra công...

"Ế" hơn 60% cổ phiếu ESOP dù giá phát hành bằng 1/25 thị giá, IDP quyết không phân phối tiếp

CTCP Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP) "ế" tới hơn 700 ngàn cp ESOP (chiếm 61.5% tổng số cổ phiếu phát hành), mặc dù được chào bán với giá ưu đãi 10,000 đồng/cp - thấp hơn...

Chứng khoán BOS muốn phát hành riêng lẻ 50 triệu cp gấp gần 8 lần thị giá 

Năm 2024, CTCP Chứng khoán BOS (UPCoM: ART) kỳ vọng sớm được các cơ quan chức năng khôi phục lại giao dịch chiều mua. Đồng thời, đề xuất tăng vốn điều lệ thêm 500...

Chứng khoán KAFI sắp tăng vốn lên 2,500 tỷ đồng

Ngày 13/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đã nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của CTCP chứng khoán KAFI (KAFI).

Bloomberg: HDBank cân nhắc đợt phát hành cổ phiếu trị giá 500 triệu USD

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HOSE: HDB) đang cân nhắc huy động 500 triệu USD thông qua phát hành cổ phiếu mới, theo nguồn tin từ Bloomberg.

Chứng khoán IVS sắp chào bán hơn 69 triệu cp, 75% vốn huy động dùng cho vay ký quỹ

ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của CTCP Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) (HNX: IVS) vừa thông qua phương án chào bán 69.35 triệu cp cho cổ đông hiện hữu theo...

PGBank chính thức tăng vốn sau hơn thập kỷ “nằm im”

Ngày 08/03/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có phản hồi về báo cáo kết quả đợt phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98