PNJ - Liệu có lấy lại đà tăng trưởng?

05/11/2020 11:00
05-11-2020 11:00:00+07:00

PNJ - Liệu có lấy lại đà tăng trưởng?

Mặc dù chịu nhiều tác động bởi Covid-19 nhưng ngành bán lẻ vẫn được giới phân tích đánh giá là còn nhiều dư địa tăng trưởng trong dài hạn. CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) là doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành này.

Ngành bán lẻ còn nhiều triển vọng trong dài hạn

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới được công bố của Oxford Economics, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực Đông Nam Á trong năm 2020 sẽ giảm 4.2%. Triển vọng của Việt Nam là tích cực nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Báo cáo đánh giá Việt Nam sẽ là nền kinh tế duy nhất ở khu vực Đông Nam Á đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020. Giới phân tích đánh giá ngành bán lẻ sẽ là một trong những ngành có sự phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới.

Ngành bán lẻ tăng trưởng mạnh trong suốt nhiều năm qua ở Việt Nam. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR - Compounded Annual Growth Rate) của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong giai đoạn 2009-2019 ở mức 14.84%, đây là mức khá cao so với những ngành khác. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 10 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4,123 nghìn tỷ đồng, tăng 1.3% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 3 Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới; đồng thời đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Thu nhập bình quân của người dân đang tăng lên nhanh chóng mỗi năm. Với khoảng 40% dân số dưới 25 tuổi có sức mua sắm mạnh, cùng với chi tiêu thoải mái và khả năng tiếp cận công nghệ tốt tạo điều kiện cho cho ngành bán lẻ phát triển.

Bên cạnh đó, xu hướng đô thị hóa vẫn đang được mở rộng sang các thành phố vừa và nhỏ, Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, dân số khu vực thành thị tiếp tục tăng đạt 39.87 triệu người vào năm 2025 và 43.74 triệu người năm 2030. Dân số thành thị dự kiến đạt khoảng 56 triệu người và chiếm gần 50% tổng dân số vào năm 2050.

Nguồn: Liên Hiệp Quốc và Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

Tái cấu trúc nhằm tối ưu hóa mạng lưới hoạt động

Dịch Covid đã có nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động của PNJ. Vì vậy, trong những tháng vừa qua, PNJ liên tục tiến hành tái cơ cấu vị trí cửa hàng. Tính đến cuối tháng 9/2020, số lượng cửa hàng của PNJ còn 340 cửa hàng. Trong 9 tháng đầu năm 2020, công ty đã đóng 30 cửa hàng bao gồm 13 cửa hàng Silver và 17 cửa hàng Gold; bên cạnh đó cũng mở mới 23 và nâng cấp 8 cửa hàng Gold với mục tiêu tập trung vào các khu vực trọng điểm và tối ưu hóa doanh thu trên mỗi cửa hàng.

Kênh bán lẻ (bao gồm trang sức và đồng hồ) vẫn là kênh đóng góp chủ yếu với tỷ trọng 57.2% trong tổng cơ cấu doanh thu. Tuy nhiên, doanh thu kênh bán sỉ của PNJ sụt giảm khá mạnh, chỉ còn chiếm 15.6% trong tổng cơ cấu doanh thu, nguyên nhân là do sức mua chung của thị trường trang sức chưa thật sự phục hồi, khách hàng vẫn đang chịu ảnh hưởng của dịch nên nhu cầu không còn nhiều như trước.

Đáng chú ý nhất là sự thay đổi trong doanh thu của vàng miếng. Tỷ trọng doanh thu tăng từ 19.1% trong năm 2019 lên mức 25.0% vào cuối tháng 9/2020. Nguyên nhân doanh thu vàng tăng được giới phân tích đánh giá là do giá vàng trong nước liên tục tăng cùng với nhu cầu tích trữ tài sản của người dân gia tăng trong giai đoạn kinh tế khó khăn.

Nguồn: PNJ

Lợi nhuận sụt giảm mạnh

Giai đoạn 2015-2019, tình hình hoạt động kinh doanh của PNJ có nhiều chuyển biến tốt khi mà cả doanh thu và lợi nhuận ròng đều tăng trưởng mạnh. Năm 2019, PNJ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đạt lần lượt 17,001 tỷ và 1,194 tỷ đồng tăng lần lượt 16.68% và 24.38% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của PNJ không thay đổi nhiều khi đạt 11,668 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận đạt 642 tỷ đồng, giảm 20.35% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, PNJ còn ghi nhận chi phí tài chính tăng mạnh với mức tăng 67.90%, chủ yếu do nhu cầu vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh trong kế hoạch ứng phó với dịch Covid-19.

Nguồn: VietstockFinance

Định giá cổ phiếu

Do PNJ đang sở hữu vị trí dẫn đầu trong ngành bán lẻ trang sức ở Việt Nam nên không có so sánh tương đương từ các cổ phiếu đang giao dịch trên HOSE, HNX và UPCoM. Việc sử dụng các cổ phiếu nội địa làm mẫu so sánh ngang để định giá PNJ sẽ không được hợp lý và toàn diện.

Người viết sử dụng các doanh nghiệp cùng ngành trên thế giới có mức vốn hóa thị trường gần bằng hoặc lớn hơn PNJ để làm cơ sở tính giá trị hợp lý của cổ phiếu. Để đảm bảo tính phù hợp, các doanh nghiệp được chọn chủ yếu nằm trong khu vực Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ…).

Nguồn: Investing.com và TradingView

Phương pháp P/E, P/S kết hợp mô hình DDM với tỷ trọng tương đương chúng ta được mức định giá lý thuyết là 94,732 đồng.

Như vậy, nếu giá thị trường rơi xuống dưới mức 66,300 đồng (chiết khấu khoảng 30% so với giá trị định giá) thì nhà đầu tư có thể mua vào từ từ cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...

DPM - Cổ phiếu phòng thủ lý tưởng

Bất chấp triển vọng khá u ám của ngành phân bón, cổ phiếu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) vẫn là lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư ưa...

TDM - “Vịnh tránh bão” trong thị trường đầy biến động

CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch. Hiện tại, TDM là một trong những doanh nghiệp cung cấp nước sạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98