Thịt heo đông lạnh “thắng lớn” ?

13/11/2020 18:04
13-11-2020 18:04:44+07:00

Thịt heo đông lạnh “thắng lớn” ?

Tăng nhập khẩu hơn 3,5 lần so cùng kỳ năm ngoái, các nhà nhập khẩu thịt heo  đông lạnh cho biết năm nay kinh doanh thịt nhập “thắng lớn”.

Bộ NN-PTNT từng kêu gọi các nhà nhập khẩu tăng nhập thịt đông lạnh để bình ổn giá thịt Ảnh: Ng.Ng

Chi 5.000 tỉ đồng nhập thịt heo ngoại Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy chỉ trong 3 quý đầu năm nay, Việt Nam đã chi gần 215 triệu USD (tương đương 5.000 tỉ đồng) để nhập khẩu 90.420 tấn gồm thịt heo tươi, thịt ướp lạnh hoặc đông lạnh các loại. Nhập khẩu thịt heo nói chung tăng tới 357% về lượng và tăng 460,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Một số nhà nhập khẩu thịt heo đông lạnh tại TP.HCM cho biết lượng hàng tồn kho cũng đang rất lớn. Ông Trần Thanh Phong, Giám đốc Công ty TNHH SX-TM-DV Thiên Bút, lý giải do sau dịch Covid-19 đợt 1, thị trường “không còn miếng thịt để ăn”, nên các nhà nhập khẩu tăng lượng hàng ồ ạt gấp đôi, gấp ba nhu cầu. Đến nay, hàng bán ra không kịp nên đã tồn kho với số lượng lớn, kéo theo chi phí trả tiền lưu kho lạnh tại cảng cũng tăng. Nếu trước đây trung bình mỗi tháng công ty phải trả tiền lưu kho lạnh 500 triệu đồng, nay hàng tồn nhiều phải trả hơn 1,5 tỉ đồng mỗi tháng. Công ty TNHH Nhiêu Lộc cũng cho biết có lúc hàng về không cập cảng được vì các kho lạnh đã đầy, phải cho nằm trên tàu gần cả tuần mới bốc dỡ được.

Ông Đinh Hồng Thái, Giám đốc Công ty TNHH Nhiêu Lộc, một trong các doanh nghiệp nhập khẩu thịt đông lạnh lớn khu vực phía nam, xác nhận lượng thịt đông lạnh nhập khẩu về trong 10 tháng qua tăng gấp 3 lần. Cũng xác nhận tồn kho nhiều nhưng các nhà nhập khẩu không tỏ ra lo lắng vì cho rằng nhu cầu tiêu thụ đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt nhu cầu thịt đông lạnh tại thị trường phía bắc tăng mạnh. Ông Thái cho biết công ty nhập khẩu hàng về hai cảng Hải Phòng và Cát Lái, doanh số bán ra tại thị trường miền Nam trước đây là 70%, miền Bắc 30%, nay chuyển đổi tỷ lệ 60/40. Ông khẳng định: “Năm nay ngành thịt heo nhập “thắng lớn” do tiêu thụ thịt đông lạnh tăng mạnh”.

Không chỉ sản lượng nhập khẩu tăng, số doanh nghiệp tham gia nhập khẩu thịt đông lạnh cũng tăng mạnh. TP.HCM trước dịch Covid-19 có 11 nhà nhập khẩu chính, nay số doanh nghiệp tăng gấp 3 lần. Tính cả nước có gần 100 nhà nhập khẩu thịt đông lạnh. Theo ông Phong, trong tình hình bị tồn kho này, nếu không có trường vốn tốt, rất dễ bị đào thải. Thực tế hàng tồn chủ yếu nằm tại các công ty lớn, sản lượng lên đến hàng trăm container mỗi tháng.

Khâu trung gian “làm khó” giá thịt

Hàng tồn kho nhiều nên giá bán thịt heo đông lạnh cũng đang giảm mạnh. Ông Đinh Hồng Thái cho biết nhiều mặt hàng thịt heo đông lạnh đang bán chạy trên thị trường hiện tại so với giá bán trong đợt giãn cách xã hội (tháng 4.2020) đã giảm từ 10.000 - 25.000 đồng/kg. Chẳng hạn, giá sỉ thịt heo ba chỉ trước bán 94.000 đồng/kg nay còn 80.000 đồng/kg, sườn non giá 90.000 đồng/kg nay 80.000 - 83.000 đồng/kg, cốt lết trước đây 85.000 - 90.000 đồng/kg nay 60.000 - 65.000 đồng/kg... Giá bán thấp hơn, nhưng ông Thái khẳng định lỗ đợt hàng này có đợt hàng khác bù lại, không quá ngại. “Nhiều người bảo thịt đông lạnh giá rẻ tràn ra vỉa hè, vì lượng hàng tồn kho hàng trăm tấn là gánh nặng cho nhà kinh doanh. Thế nên, bắt buộc phải bán rẻ để cắt lỗ, vì càng lưu kho lạnh lâu, chi phí càng đội lên rất lớn. Cứ bán lỗ đi, tầm 2 - 3 tuần sau, thị trường sẽ ổn định trở lại. Hy vọng mùa “bội thu” của nhà kinh doanh sẽ rơi vào dịp lễ hội cuối năm nay, nếu tình trạng dịch bệnh được kiểm soát tốt”, ông Trần Thanh Phong cho biết.

Giá thịt đông lạnh giảm, lượng hàng về nhiều nhưng giá bán lẻ thịt heo “nóng” trên thị trường vẫn không giảm bao nhiêu. “Thị trường hiện chia phân khúc rất rõ ràng, ai ăn thịt đông lạnh thì ăn, ai thích thịt nóng thì chọn, không “giẫm chân lên nhau”. So với thời điểm tăng vọt lên gần 100.000 đồng/kg, giá heo hơi trong nước hiện giảm từ 20 - 30%. Điều này một phần lớn nhờ lượng heo sống từ Thái Lan và thịt heo đông lạnh nhập về số lượng lớn”, ông Phong nói và cho rằng giá thịt bán lẻ trên thị trường vẫn không giảm theo đúng tốc độ giảm của giá heo hơi là do khâu trung gian.

Đồng quan điểm, ông Đinh Hồng Thái bổ sung, thịt đông lạnh bán sỉ giảm 20.000 đồng/kg, nhưng giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng cũng chỉ giảm tối đa 3.000 - 5.000 đồng/kg, lý do chi phí nhân công, vận hành bộ máy bán lẻ không giảm, thậm chí tăng trong tình hình vừa kinh doanh vừa dè chừng với “ông” Covid-19. “Thực hiện lời kêu gọi của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, chúng tôi ký hợp đồng nhập khẩu thịt heo đông lạnh từ Nga với số lượng rất lớn cùng kỳ vọng bình ổn giá thị trường trong lúc hàng khan hiếm và dịch bệnh phức tạp. Giá heo hơi thời gian qua đã giảm đáng kể, song giá bán lẻ thịt heo trên thị trường có mức giảm chưa tương xứng. Thịt heo “nóng” vẫn trung bình từ 110.000 - 220.000 đồng/kg, thịt heo đông lạnh bán lẻ cũng từ 90.000 - 150.000 đồng/kg. Điều này cho thấy những khâu trung gian, các dịch vụ, chi phí vận hành trong khâu phân phối, bán lẻ vẫn còn quá cao. Trong khi thị trường thịt nhập nay phong phú chủng loại hơn nhiều, số mặt hàng tăng gấp đôi từ 10 - 15 lên 30 loại, giá thành lại mềm hơn nhiều so với 4 - 5 tháng trước”, ông Thái bổ sung.

Doanh nghiệp thắng, chỉ có người tiêu dùng là thiệt hại khi phải ăn thịt heo với giá trên trời.

Nguyên Nga

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98