Bloomberg: Grab và Gojek tiến gần tới thương vụ sáp nhập

04/12/2020 10:00
04-12-2020 10:00:07+07:00

Bloomberg: Grab và Gojek tiến gần tới thương vụ sáp nhập

Grab Holdings và Gojek đã đạt được bước tiến lớn trong quá trình đàm phán điều khoản sáp nhập và nếu thành công, đây có thể là đợt sáp nhập hai doanh nghiệp Internet lớn nhất tại Đông Nam Á, dựa trên nguồn tin thân cận từ Bloomberg.

Những khác biệt trong quan điểm giữa hai startup này đã được giảm bớt, dù một số chi tiết của thỏa thuận vẫn cần phải được đàm phán, nguồn tin này cho biết. Các lãnh đạo cấp cao nhất của mỗi bên, cộng với sự góp mặt của tỷ phú “liều ăn nhiều” Masayoshi Son – ông chủ SoftBank và là nhà đầu tư lớn nhất của Grab – đang thảo luận các chi tiết cuối cùng.

Theo một cấu trúc nhận được nhiều sự ủng hộ từ các bên, đồng sáng lập Grab Anthony Tan sẽ trở thành CEO của liên danh sau sáp nhập, trong khi các lãnh đạo Gojek sẽ điều hành liên danh mới ở Indonesia dưới thương hiệu Gojek. Cũng theo nguồn tin trên, hai thương hiệu có thể vận hành riêng biệt trong một thời gian dài. Việc sáp nhập cuối cùng nhằm mục tiêu đưa liên danh trở thành một công ty đại chúng.

Các đại diện của Grab, Gojek và SoftBank từ chối nhận định về thông tin trên. Các cuộc đàm phán vẫn chưa ra kết quả cuối cùng và có thể không dẫn tới một thương vụ sáp nhập. Thỏa thuận cũng cần được xem xét về pháp lý và các Chính phủ vẫn còn lo ngại về vấn đề chống độc quyền khi hai công ty đặt xe hàng đầu trong khu vực tiến hành sáp nhập.

Grab và Gojek đối đầu trực tiếp trong nhiều mảng kinh doanh tại Đông Nam Á. Khởi đầu từ dịch vụ gọi xe, giờ đây họ cạnh tranh cả ở mảng giao đồ ăn, thanh toán trực tuyến. Các nhà đầu tư tại hai công ty đã thúc giục hai bên sáp nhập tại khu vực Đông Nam Á để có thể giảm đốt tiền, tạo ra một trong những công ty Internet quyền lực nhất trong khu vực. Grab – vốn hoạt động tại 8 quốc gia – được định giá hơn 14 tỷ USD, trong khi Gojek – vốn hoạt động tại Indonesia, Singapore, Philippines, Thái Lan và Việt Nam – được định giá 10 tỷ USD.

Ông chủ SoftBank từ lâu đã thúc giục hai bên tiến tới một vụ sáp nhập, sau khi ông thăm Indonesia vào tháng 1/2020, nhưng ông ngày càng tỏ ra mất kiên nhẫn khi hai bên không đạt được bước tiến lớn trong đàm phán. Ban đầu, thỏa thuận dường như rất khó đạt được khi 2 công ty cạnh tranh nhau khốc liệt. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Sea, công ty Internet có trụ sở tại Singapore đã tạo ra động lực thúc đẩy quá trình đàm phán.

Nhiều sản phẩm của Sea như ví điện tử ShopeePay có thể đe dọa các tính năng tương đương của Grab hay Gojek. Công ty này IPO vào năm 2017, và giờ được định giá gần 88 tỷ USD.

CEO Grab, Anthony Tan thích thương vụ thâu tóm đi theo hướng thứ hai. Điều này cho phép Tan vận hành hoạt động kinh doanh ở Indonesia như một công ty con của Grab. CEO 39 tuổi cũng sẽ ít phải đối mặt với việc bị pha loãng cổ phần. Trong khi đó, cổ đông Gojek đang muốn hai bên sáp nhập hoạt động tại cả khu vực và ông chủ SoftBank cũng đồng quan điểm.

"Mọi người bắt đầu chứng kiến thị trường vốn công khai đang trở nên hấp dẫn hơn với các công ty Internet trong khu vực Đông Nam Á”, Rohit Sipahimalani, Giám đốc Chiến lược Đầu tư tại Temasek, nhận định. “Thế nhưng, họ cũng nhận thấy rằng cần phải đạt đến một quy mô nhất định để IPO thành công. Tôi nghĩ đó là lý do những cuộc đàm phán, sáp nhập xuất hiện trong khu vực".

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98