Chính sách TTCK 2020 (Kỳ 1): Năm bản lề của Luật Chứng khoán mới

22/12/2020 13:00
22-12-2020 13:00:00+07:00

Chính sách TTCK 2020 (Kỳ 1): Năm bản lề của Luật Chứng khoán mới

Luật Chứng khoán năm 2019 sau khi được thông qua vào tháng 11/2019 và sẽ có hiệu lực kể từ năm 2021. Năm 2020 trở thành năm bản lề để đưa Luật Chứng khoán mới trở thành khung pháp lý mới điều chỉnh thị trường chứng khoán (TTCK).

Xây dựng hành lang pháp lý để triển khai Luật Chứng khoán mới

Trong năm, nhằm xây dựng hệ thống văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, cơ quan quản lý đã thực hiện lấy ý kiến bằng nhiều văn bản hướng dẫn dựa theo Luật Chứng khoán mới. Cụ thể, Bộ Tài chính cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã thực hiện lấy ý kiến dự thảo các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật Chứng khoán. Chẳng hạn như Nghị định Hướng dẫn Luật Chứng khoán về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh; Thông tư Hướng dẫn hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán; Nghị định và Thông tư Hướng dẫn xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán…

Là cơ sở pháp lý nền tảng mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam, Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực trong năm 2021 được kỳ vọng sẽ góp phần giúp TTCK ngày càng phát triển, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư; tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; từ đó, giúp TTCK ngày càng công khai và minh bạch, đặc biệt là sẽ nâng cao được năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý.

Trong những tháng cuối năm, Bộ Tài chính đã ban hành một số thông tư hướng dẫn Luật Chứng khoán mới như Thông tư 95/2020 hướng dẫn giám sát giao dịch trên TTCK hay Thông tư 96/2020 hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK.

Sửa đổi văn bản hướng dẫn giao dịch trên TTCK

Một dự thảo đáng chú ý trong năm 2020 là việc thực hiện lấy ý kiến sửa đổi Thông tư hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán, thay thế cho Thông tư số 203/2015.

Những cơ chế giao dịch mới: Bán khống, giao dịch T+0, bán chứng khoán chờ về

Dự thảo thông tư mới có thêm các điều, khoản quy định về giao dịch chứng khoán trong ngày và giao dịch bán khống có đảm bảo. Với việc xây dựng khung pháp lý cho các nghiệp vụ giao dịch này, trong tương lai thị trường chứng khoán có thể sẽ có nhiều sản phẩm và phương thức giao dịch hơn để nhà đầu tư lựa chọn cho phù hợp với diễn biến thị trường. Các nền tảng giao dịch mới được đưa vào sẽ giúp vận hành các sản phẩm nghiệp vụ mới trên thị trường, làm thay đổi diện mạo thị trường.

Ở góc độ cơ quan quản lý, trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động của thị trường chứng khoán, UBCKNN có thể yêu cầu các công ty chứng khoán tạm ngừng hoạt động giao dịch bán khống có bảo đảm và giao dịch trong ngày.

Mặc dù cơ sở pháp lý đã được xây dựng nhưng việc triển khai các cơ chế này vẫn chưa được thực hiện vì lý do hạ tầng. Đơn cử như một cơ chế giao dịch khác là bán chứng khoán chờ về đã từng được quy định tại Thông tư 203/2015/TT-BTC tới nay vẫn chưa triển khai áp dụng vì lý do hệ thống giao dịch chưa đáp ứng được.

Theo chia sẻ của lãnh đạo từ UBCKNN, dự kiến 2021, sau khi hệ thống công nghệ thông tin mới đưa vào vận hành thông suốt thì hoạt động giao dịch trong ngày sẽ được phép triển khai.

Cơ chế ngắt mạch thị trường

Trong Dự thảo thông tư mới thay thế Thông tư số 203/2015/TT-BTC, quy định về cơ chế ngắt mạch thị trường (circuit breaker) cũng được thêm vào. Đây là cơ chế tạm dừng giao dịch tự động trong phiên giao dịch khi giá chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán biến động chạm các ngưỡng xác định trên hệ thống giao dịch chứng khoán của sở giao dịch chứng khoán.

Bộ Tài chính cho biết, Sở giao dịch chứng khoán sẽ quy định cơ chế ngắt mạch thị trường sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Bên cạnh công cụ ngắt mạch thị trường, Bộ Tài chính cho hay trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường, UBCKNN sẽ quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá.

Theo Dự thảo thông tư, UBCKNN quyết định việc áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường và/hoặc cơ chế biên độ dao động giá căn cứ theo điều kiện thực tiễn của thị trường.

15 tuổi được mở tài khoản chứng khoán

Điểm đáng chú ý thứ ba là nhà đầu tư cá nhân đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được phép mở tài khoản giao dịch chứng khoán nhưng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Đây là lần đầu tiên Bộ Tài chính quy định chi tiết về độ tuổi được mở tài khoản chứng khoán.

* Đón đọc kỳ 2: Những chính sách mới năm 2020

Chí Kiên

FILI








TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

HOSE đưa ra kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới KRX

Ngày 21/04, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thông báo đến các công ty chứng khoán (CTCK) kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới (KRX)...

Chứng khoán Việt Nam - “cá lớn trong ao nhỏ” ở thị trường cận biên

Theo các chuyên gia từ PHS, thị trường chứng khoán Việt Nam được ví như “cá lớn nằm trong ao nhỏ” khi quy mô vốn hóa và thanh khoản đều vượt trội hoàn toàn so với...

FTSE Russell và Morgan Stanley làm việc với UBCKNN về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Chiều 11/04/2024, tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương đã chủ trì buổi tiếp, làm việc và trao đổi thông tin với đoàn...

Vụ VNDIRECT bị tấn công: Phải rà soát hệ thống giao dịch chứng khoán trước 15/4

Ngày 15/4 là thời hạn các công ty chứng khoán phải xong việc rà soát, đánh giá an toàn thông tin và triển khai biện pháp khắc phục điểm yếu của các hệ thống phục vụ...

Công ty đại chúng sẽ phải công bố thông tin bằng tiếng Anh từ năm 2028

Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc sửa đổi nhiều quy định pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ một số nút thắt quan trọng, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng...

Giải pháp gỡ nút thắt pre-funding được FTSE Russell đánh giá khả thi

Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc sửa đổi nhiều quy định pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ một số nút thắt quan trọng, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng...

TTCK Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và xem xét mở rộng hoạt động

Ông Takafumi Oue, trưởng văn phòng đại diện công ty chứng khoán Daiwa tại Việt Nam đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và...

Khơi thông lại đường để doanh nghiệp FDI lên sàn

Sau khi Nghị định 38/2003 hết hiệu lực, vấn đề doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán không còn được nhắc đến trong các...

UBCKNN điều động và bổ nhiệm Phụ trách Vụ Giám sát công ty đại chúng

Sáng ngày 05/3/2024, tại Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về công tác cán bộ, Chủ tịch Vũ Thị Chân Phương đã trao Quyết...

Cần ‘hệ thống VAR’ mạnh hơn để hậu kiểm chất lượng cổ phiếu niêm yết?

Câu chuyện kiểm tra chất lượng “hàng hóa” chứng khoán sau khi niêm yết dường như vẫn còn bỏ ngỏ, để lại rủi ro cho nhà đầu tư khi gặp phải những doanh nghiệp cố ý...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98