HSBC: GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 2.6% năm 2020, 8.1% năm 2021

18/12/2020 10:53
18-12-2020 10:53:00+07:00

HSBC: GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 2.6% năm 2020, 8.1% năm 2021

Ông Tim Evans - Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam - đã có những chia sẻ về bức tranh kinh tế cuối năm 2020 và đưa ra nhận định cho năm mới 2021.

Những điểm sáng

Đại dịch Covid-19 năm 2020 sẽ phủ bóng đen lên tất cả chúng ta trong một thời gian dài sắp tới. Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta làm việc, sống và tương tác. Chúng ta phải chấp nhận thực tế về cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, dẫn đến những thách thức về kinh tế, tài chính và xã hội. Như thể điều này vẫn còn chưa đủ, các tỉnh thành của Việt Nam còn phải đối mặt thiên tai trong những tháng cuối năm.

Cách Việt Nam xử lý khủng hoảng đồng nghĩa với nhiều dự báo kinh tế cho rằng khi thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng, Việt Nam sẽ là hình ảnh đại diện từ những điều chúng ta đã làm xuyên suốt mùa dịch. Điều này còn được thể hiện qua những dự báo kinh tế khả quan cho năm tới.

Mặc dù đứng trước những trở ngại do Covid-19 gây ra, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 1.8% trong nửa đầu năm nay, và là một trong số quốc gia hiếm hoi trên thế giới duy trì được đà tăng trưởng kinh tế. Lạm phát bình quân 11 tháng vừa qua tiếp tục được kiểm soát với mức tăng 3.51% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mục tiêu bình quân dưới 4% mà Quốc hội đề ra. Thành tựu này đạt được nhờ vào những nỗ lực của Chính phủ trong việc kiểm soát dịch bệnh và ngay cả khi đôi lần dịch bùng phát trở lại làm ảnh hưởng đến đất nước.

Khối Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu HSBC dự báo kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 2.6% trong năm 2020, từ đó tạo đà phát triển để đạt mức 8.1% trong năm 2021. Mặc dù tốc độ tăng trưởng 2020 có thể nói là thấp nhất trong nhiều năm, Khối Nghiên cứu Kinh tế HSBC cho rằng Việt Nam là quốc gia duy nhất tại ASEAN có tăng trưởng dương năm nay. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2020 là 2.4% và nhận định Việt Nam là một trong bốn nền kinh tế thế giới có chỉ số GDP bình quân đầu người tăng trưởng, bên cạnh Đài Loan, Ai Cập và Trung Quốc.

Những điều cần lưu ý

Cuộc khủng hoảng Covid-19 tiếp tục có tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu mặc dù trong những ngày này, chúng ta đã nghe nhiều tin vui về nhiều loại  khác nhau. Chúng ta có thể hình dung được sức ép lên tài chính công sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm xuống trong khi chi ngân sách tăng lên do Chính phủ gia tăng gói kích cầu để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Mặc dù Việt Nam là ngôi sao sáng về tăng trưởng, cá nhân ông Tim Evans nhìn thấy một số rủi ro cho Việt Nam nếu không kịp thời hành động và nắm bắt thời cơ.

Thứ nhất là vấn đề đã được nhắc tới trong những năm gần đây. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng được ghi nhận, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh việc cổ phần hóa các công ty Nhà nước. Không cần nhắc lại nguy cơ cổ phần hóa tiến triển chậm rất có thể là yếu tố làm giảm khả năng tăng trưởng của Việt Nam trong tương lai. Hiện tại, các công ty Nhà nước vẫn chi phối tới một phần ba nền kinh tế. Việc cổ phần hóa các công ty Nhà nước sẽ giúp xác định lại việc phân bổ vốn đầu tư, giải phóng năng suất lao động và hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

Thứ hai, theo World Bank, đầu tư cơ sở vật chất tính theo phần trăm GDP của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN. Điều này tạo ra những thách thức đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiện đại cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo (Việt Nam xếp thứ 89 trong số 137 quốc gia về chất lượng cơ sở hạ tầng).

Điểm thứ ba liên quan tới đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, động lực phát triển của Việt Nam. Như trên đã nói, FDI tăng trưởng bền vững là một trong những điểm đáng tự hào, nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu chúng ta cải thiện được các thủ tục thuế quan và hành chính vốn đang là yếu tố cản trở sự phát triển của khu vực này. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới WB, các doanh nghiệp Việt Nam phải thanh toán thuế 6 lần một năm, tiêu tốn 384 giờ cho việc hoàn thành các mẫu biểu, chuẩn bị và trả thuế, và mức thuế phải trả chiếm tới 37.6% lợi nhuận.

Điều cuối cùng tôi muốn nói về tăng trưởng bền vững. Điều xảy ra với Việt Nam cũng tương tự con đường nhiều nước đang phát triển đi qua, đó là tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh để lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Với nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt, tổng mức tiêu thụ điện đang gia tăng nhanh hơn mức tăng sản lượng điện. Với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhiên liệu hóa thạch, ngành năng lượng phát thải gần hai phần ba tổng phát thải khí nhà kính của cả nước. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam nổi lên là quốc gia phát thải khí nhà kính bình quân đầu người tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới - với mức tăng khoảng 5% mỗi năm. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu.

Nhu cầu cấp thiết là phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Điều tích cực là Chính phủ đã nhận thức tầm quan trọng của vấn đề và đang nỗ lực giảm thiểu tác động của tăng trưởng lên môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiệu quả. Các chiến lược và kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên đã được áp dụng. 

Nhìn về tương lai

Việt Nam được kỳ vọng kết thúc năm 2020 với mức tăng trưởng dương. Bước sang năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục đà hồi phục nhờ được hưởng lợi từ sự phục hồi của tiêu dùng trong nước, tăng trưởng thương mại ổn định và nhờ vào dòng vốn FDI. Trong khi đó, với bối cảnh tiêu dùng chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, lạm phát sẽ tiếp tục được kiểm soát ở dưới mức bình quân 4% mà Quốc hội đề ra.

Các hiệp định thương mại đã kết thúc đàm phán, đã được ký hay đã có hiệu lực như UKVFTA, EVFTA hay RCEP sẽ tiếp tục là tiền đề vững chắc để thúc đẩy tăng trưởng cho lĩnh vực xuất khẩu, đẩy mạnh thặng dư thương mại. Trong khi đó, với nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc và khả năng đẩy lùi dịch bệnh, không khó để thấy Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư sáng giá trong khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử-công nghệ.

Về bức tranh tỷ giá trong năm 2021, chúng ta có cơ sở để kỳ vọng tỷ giá tiếp tục được điều hành theo cơ chế linh hoạt. Đáng chú ý, với việc dự trữ ngoại hối cao kỷ lục, NHNN có đủ công cụ và nguồn lực để điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đáp ứng cung-cầu thị trường. Tuy nhiên, vẫn có những thách thức cần quan sát và theo dõi như lộ trình phân phối vaccine cho Covid-19, đà hồi phục của chuỗi cung ứng toàn cầu, quá trình chuyển giao bầu cử Tổng thống Mỹ, …

Trong bối cảnh tỷ giá biến động khó lường, các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp có yếu tố xuất nhập khẩu, có khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ, cần chủ động sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro, đặc biệt thông qua các sản phẩm phái sinh tiền tệ như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất,… để đảm bảo sự chủ động trong hoạch định dòng tiền và cân đối lợi nhuận.

Tham gia các hiệp định tự do thương mại hay mở cửa đồng nghĩa với gia tăng cạnh tranh nhưng cạnh tranh với những người giỏi nhất chính là cơ hội để học hỏi. Điều đó buộc các công ty phải nhanh nhẹn, luôn điều chỉnh và phải đổi mới. Nếu các công ty nắm bắt được những đặc điểm này, tự tin cạnh tranh và thường xuyên học hỏi, tôi không thấy có lý do gì khiến các doanh nghiệp Việt Nam không thể thành công.

Hàn Đông

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98