Thủ tướng: Sẽ có những liều thuốc "đặc trị" cho giải ngân vốn đầu tư công

04/12/2020 08:41
04-12-2020 08:41:17+07:00

Thủ tướng: Sẽ có những liều thuốc "đặc trị" cho giải ngân vốn đầu tư công

Để xử lý tồn tại, hạn chế trong giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phối hợp rà soát, kịp thời phát hiện vướng mắc, đặc biệt là những vướng mắc về cơ chế, chính sách để kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền hoặc xử lý theo thẩm quyền được giao;...

Thủ tướng: Sẽ có những liều thuốc
Theo Thủ tướng, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu đề ra, đặc biệt là vốn ODA.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng tại Kỳ họp Quốc hội thứ 10 chất vấn Thủ tướng: Cử tri vẫn còn lo lắng về nhiều dự án đầu tư công, trong đó có những dự án rất lớn, tiến độ triển khai rất chậm, chất lượng thấp gây lãng phí nguồn lực quốc gia, chưa tạo ra các giá trị thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Cử tri cho rằng có nhiều yếu tố lỗi trong hệ thống của cơ chế giải ngân vốn đầu tư công.

Thủ tướng Chính phủ cho biết sẽ có những giải pháp nào hữu hiệu, thực chất hơn, là liều thuốc "đặc trị" để giải quyết căn bệnh này, đừng để trở thành bệnh "mãn tính".

Về nội dung chất vấn trên, Thủ tướng Chính phủ trả lời như sau:

Chính phủ đã xác định rất rõ, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, việc làm; việc các dự án bị chậm tiến độ cũng sẽ kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác của tư nhân, của nước ngoài, ảnh hưởng huy động vốn xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, giảm niềm tin của các nhà đầu tư và nhà tài trợ.

Vì vậy, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hành động quyết liệt, thể hiện trong các Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là việc Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1053/QĐ-TTg ngày 17/7/2020 thành lập 7 Đoàn công tác do Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 tại một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức các Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đôn đốc thúc đẩy đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 để nhận diện, đánh giá những vướng mắc, nút thắt, chỉ ra một số nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, trong đó tập trung vào các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan liên quan về thể chế, chính sách, quy trình, thủ tục về đầu tư công, quản lý tài chính, công tác tổ chức thực hiện ở các cấp,… 

Trên cơ sở đó, đã đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Nhờ đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã được cải thiện đáng kể trong những tháng gần đây: 8 tháng đạt 49,95% kế hoạch, 9 tháng đạt 52,74% kế hoạch và ước 10 tháng đạt 60,14% kế hoạch.

Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu đề ra, đặc biệt là vốn ODA. Về khách quan, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tiến độ thực hiện nhiều dự án ODA không tránh khỏi bị chậm trễ, cả từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát. 

Một nguyên nhân khách quan nữa là do sự khác biệt về quy trình, thủ tục của Việt Nam và nhà tài trợ, đặc biệt trong công tác đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư; việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, các chủ trương chính sách mới, buộc các dự án phải có sự điều chỉnh.

Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là do công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế dự án không đảm bảo yêu cầu; các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa ưu tiên bố trí đủ và kịp thời vốn đối ứng cho các dự án ODA; việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chưa sát sao, dẫn đến các khiếm khuyết đã phát hiện không được sửa chữa kịp thời, những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đã tồn tại từ lâu nhưng chưa được khắc phục...

TẬP TRUNG QUYẾT LIỆT CÁC GIẢI PHÁP

Để xử lý tồn tại, hạn chế trong giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung quyết liệt triển khai các giải pháp:

Nâng cao công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề xuất bố trí vốn sát với khả năng thực hiện, khả năng giải ngân.

Tăng cường trách nhiệm của Lãnh đạo và người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong việc thực thi các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải coi việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, kết quả giải ngân là căn cứ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phối hợp rà soát, kịp thời phát hiện vướng mắc, đặc biệt là những vướng mắc về cơ chế, chính sách để kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền hoặc xử lý theo thẩm quyền được giao.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung rà soát kỹ danh mục dự án đầu tư do mình quản lý, nắm bắt tình hình triển khai từng dự án để có biện pháp cụ thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoặc điều chuyển vốn sang các dự án khác có khả năng giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện dự án ở cấp cơ quan chủ quản, chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án, đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý dự án có năng lực, trình độ chuyên môn cao. Thực hiện nghiêm việc đánh giá cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; xử lý nghiêm minh các trường hợp cố tình làm chậm, gây khó khăn, nhũng nhiễu, vi phạm quy định, lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí về đầu tư công.

Những giải pháp nêu trên, cùng với việc thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 và các quy định pháp luật có liên quan, giải ngân vốn đầu tư công sẽ được cải thiện hơn trong thời gian tiếp theo.

Văn Anh

VnEconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98