Vượt qua khủng hoảng, BSR hoàn thành kế hoạch sản lượng trước 19 ngày

14/12/2020 11:43
14-12-2020 11:43:35+07:00

Dịch vụ 

Vượt qua khủng hoảng, BSR hoàn thành kế hoạch sản lượng trước 19 ngày

Thông tin từ CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) cho biết: Vào lúc 10h30 ngày 12/12/2020, đồng hồ sản lượng xăng dầu các loại của NMLD Dung Quất đạt mốc kế hoạch năm 2020 là 5.56 triệu tấn, “về đích sớm” 19 ngày.

Ban lãnh đạo Công ty, CĐCS chúc mừng khối Sản xuất “về đích sớm” chỉ tiêu sản lượng.

Công suất thiết kế của NMLD Dung Quất là 6.5 triệu tấn dầu thô/năm nhưng năm nay, Nhà máy phải dừng gần 2 tháng để tiến hành bảo dưỡng tổng thể (BDTT) nên sản lượng theo kế hoạch cả năm là 5.56 triệu tấn. Sau BDTT, NMLD Dung Quất hoạt động an toàn, ổn định ở công suất 106-110% công suất. Ước tính cả năm, BSR sẽ sản xuất khoảng 5.93 triệu tấn sản phẩm xăng dầu các loại, vượt kế hoạch 7%. Tính hết tháng 11/2020, tổng doanh thu đạt 49,035 tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước đạt 5,088 tỷ đồng.

Về đích sớm kế hoạch sản lượng là kết quả đáng khích lệ, thể hiện sự nỗ lực không mệt mỏi của Ban lãnh đạo và người lao động BSR, đặc biệt trong bối cảnh Công ty đang đối mặt khủng hoảng kép của đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu cộng với điều kiện thời tiết bão gió lớn tại miền Trung.

Phải nói rằng, năm 2020 là năm vô cùng khó khăn của ngành dầu khí thế giới và Việt Nam. Tác động của đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, BSR gặp nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có trong lịch sử.

Tổng Giám đốc BSR Bùi Minh Tiến cho biết: Để ứng phó với khủng hoảng kép, BSR đã áp dụng linh hoạt một loạt giải pháp sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban lãnh đạo họp hàng ngày, hàng tuần để đánh giá các kịch bản sản xuất kinh doanh và quyết tâm không dừng Nhà máy mà điều chỉnh dải công suất cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Về công tác dầu thô, tối đa tiêu thụ dầu thô trong nước để tăng liên kết chuỗi lợi ích trong ngành; tận dụng cơ hội mua spot (hợp đồng chuyến) dầu thô trong nước với phụ phí thấp; chủ động làm việc với nhà cung cấp giãn thời gian thanh toán, giảm cước vận chuyển,... Về công tác sản xuất, linh hoạt trong việc điều chỉnh công suất nhà máy theo nhu cầu thị trường, giải phóng hàng tồn kho giá cao để có chỗ chứa cho các lô dầu thô có giá thấp,... Về công tác kinh doanh, phối hợp với khách hàng để tối đa hóa tiêu thụ sản phẩm, thuê kho gửi hàng; bám sát thị trường, tăng cường công tác dự báo và phân tích, linh hoạt, tối ưu hóa sản phẩm để tìm cơ hội bán các sản phẩm trung gian có giá trị kinh tế cao,… Về công tác tài chính, tăng cường công tác quản trị dòng tiền, triển khai các giải pháp như tối ưu số dư tiền gửi không kỳ hạn, sử dụng linh hoạt giữa vay vốn lưu động và gửi tiền có kỳ hạn nhằm tận dụng lãi suất vay ưu đãi để tăng thu nhập tài chính cho Công ty,…

BSR cũng tập trung rà soát, kiểm soát, cắt giảm và tối ưu chi phí sản xuất kinh doanh. Giá thành sản xuất bình quân thực hiện 11 tháng đầu năm 2020 thấp hơn so với giá thành kế hoạch gần 30% đã giúp BSR vượt qua khủng hoảng. Tính đến tháng 11/2020, BSR đã tiết giảm hơn 2,000 tỷ đồng so với kế hoạch, trong đó các giải pháp tối ưu làm tăng doanh thu và giảm chi phí gần 1,000 tỷ đồng.

Vượt qua khủng hoảng của dịch bệnh Covid-19 và giá dầu suy giảm, BSR đã xuất sắc hoàn thành kế hoạch sản lượng, về đích trước 19 ngày.

Có thể nói năm 2020 là năm khó khăn nhưng cũng là năm BSR vượt qua khủng hoảng thành công. BSR đã thực hiện thành công BDTT lần 4 đạt các mục tiêu đã đề ra trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại tại các tỉnh miền Trung và thời tiết mưa bão ở Quảng Ngãi. Vào lúc cao điểm nhất của bảo dưỡng tổng thể, trên công trường Nhà máy có hơn 4,700 người đến từ nhiều quốc gia, từ nhiều địa phương khác nhau trong nước, nhưng BSR đã kiểm soát tốt công tác phòng chống dịch bệnh, không một ai bị nhiễm SARS-CoV-2. Đây là điều rất đáng mừng cho Công ty thực hiện thành công BDTT lần 4 góp phần quan trọng giúp BSR về đích sớm kế hoạch sản xuất 19 ngày, Tổng Giám đốc BSR Bùi Minh Tiến cho biết thêm.

PV

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98