Biến chủng nCoV mới đẩy châu Âu vào thảm cảnh

27/01/2021 13:57
27-01-2021 13:57:54+07:00

Biến chủng nCoV mới đẩy châu Âu vào thảm cảnh

Tháng 12/2020, chính phủ Bồ Đào Nha dỡ hạn chế để người dân được tụ tập dịp Giáng sinh, mà không hay một biến chủng nCoV mới đang rình rập.

Ngay sau kỳ nghỉ lễ, tình hình đại dịch ở Bổ Đào Nha nhanh chóng vuột khỏi kiểm soát. Ngày 6/1, lần đầu tiên số ca nhiễm nCoV mới hàng ngày tại nước này vượt 10.000 ca. Đến giữa tháng, do mỗi ngày lại xuất hiện những kỷ lục mới về số người nhiễm và tử vong, chính phủ đã ban lệnh phong tỏa ít nhất một tháng. Một tuần sau, toàn bộ trường học phải đóng cửa.

Tuy nhiên, những động thái này dường như vẫn chưa đủ và được tiến hành quá muộn màng. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, Bồ Đào Nha đã đứng đầu thế giới trong gần một tuần về số ca nhiễm và tử vong hàng ngày trên 100.000 dân. Giờ đây, phía bên ngoài các bệnh biện đã quá tải của đất nước, những hàng xe cứu thương kéo dài phải chờ hàng giờ để đưa bệnh nhân Covid-19 nhập viện.

Hơn 10 xe cứu thương chở bệnh nhân Covid-19 xếp hàng bên ngoài bệnh viện Santa Maria ở Lisbon, Bồ Đào Nha, hôm 22/1. Ảnh: AP.

Bi kịch tại Bồ Đào Nha được cho là minh chứng điển hình về mối nguy hiểm khi gỡ bỏ các biện pháp phòng chống Covid-19 giữa lúc một biến chủng nCoV mới, lây lan nhanh hơn, đang âm thầm len lỏi trong xã hội.

Các chuyên gia y tế cho biết tình hình đại dịch trên khắp châu Âu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, do biến chủng nCoV được phát hiện lần đầu tiên ở miền đông nam nước Anh hồi năm ngoái. Mối đe dọa này đã thúc đẩy các chính phủ ban hành những lệnh phong tỏa và giới nghiêm chặt chẽ mới.

Viggo Andreasen, trợ lý giáo sư về dịch tễ học tại Đại học Roskilde, Đan Mạch, nhận định biến chủng nCoV mới là yếu tố khiến tình thế thay đổi. "Bề ngoài, mọi thứ có thể trông khá ổn, nhưng biến thể mới đang rình rập đằng sau đó. Mọi người trong ngành đều biết rằng một bài toán mới đang ập đến", ông cho hay.

Ngay cả Đan Mạch, đất nước tương đối thành công trong việc kiềm chế sớm Covid-19, cũng đang bị chủng virus mới đe dọa. Thủ tướng Mette Frederiksen gọi công tác tiêm phòng cho người dân và kiềm chế biến chủng mới là "cuộc chạy đua với thời gian", bởi virus vốn đã lây lan quá rộng.

Viện Quốc gia về Môi trường vả Y tế Cộng đồng Hà Lan tuần trước báo cáo số ca nhiễm chủng nCoV mới gia tăng, đồng thời cảnh báo số trường hợp tử vong và nhập viện cũng sẽ cao hơn. "Về cơ bản có hai dịch bệnh Covid-19 riêng biệt, một cái liên quan đến chủng cũ, với số ca nhiễm đang giảm, và sự bùng phát còn lại là do chủng mới, với số ca nhiễm đang gia tăng", cơ quan giải thích.

Hà Lan đã trải qua đợt phong tỏa đầy chật vật kéo dài 5 tuần từ hồi giữa tháng 12 năm ngoái khi số ca nhiễm tăng đột biến. Trường học và các doanh nghiệp không thiết yếu đều bị đóng cửa. Thủ tướng Mark Rutte hôm 12/1 quyết định kéo dài lệnh phong tỏa thêm 3 tuần bởi lo ngại biến chủng virus mới.

Tuần trước, chính phủ Hà Lan thậm chí mạnh tay hơn khi ban lệnh giới nghiêm từ 21h đến 4h30 hôm sau, đồng thời giới hạn số lượng khách đến thăm các gia đình xuống một người mỗi ngày. Những người vi phạm giới nghiêm sẽ phải nộp phạt 95 euro (115 USD).

Những quy định khắt khe khiến nhiều thành phố của Hà Lan rơi vào cảnh bạo loạn, khi đám đông biểu tình đập phá, xông vào các tòa nhà để phản đối, buộc cảnh sát phải dùng vòi rồng, hơi cay để trấn áp và bắt hàng trăm người. Các sĩ quan gọi đây là "vụ bạo loạn tồi tệ nhất trong 40 năm qua".

Các quốc gia châu Âu khác cũng tăng cường biện pháp hạn chế nhằm đối phó biến chủng nCoV mới. Bỉ đã cấm tất cả hoạt động di chuyển không thiết yếu cho đến tháng 3. Pháp cũng có nguy cơ phải phong tỏa lần thứ ba nếu lệnh giới nghiêm kéo dài 12 giờ mỗi ngày hiện nay không kiềm chế được đại dịch.

Tại Bồ Đào Nha, Ricardo Mexia, lãnh đạo Hiệp hội Bác sĩ Y tế Cộng đồng Quốc gia, cho biết trước khi nới lỏng các biện pháp hạn chế vào Giáng sinh, chính phủ lẽ ra phải củng cố sự chuẩn bị cho tình huống vào tháng 1, nhưng họ đã không làm vậy. "Vấn đề không chỉ nằm ở chỗ phản ứng không kịp thời, mà còn không chủ động", Mexia nêu ý kiến, nói thêm rằng giới chức cần kiên quyết hơn.

Theo báo cáo ngày 3/1 của Viện Y tế Quốc gia Ricardo Jorge, cơ quan giám sát Covid-19 tại Bồ Đào Nha, 16 trường hợp nhiễm biến chủng nCoV mới đã được phát hiện trên lãnh thổ lục địa, trong đó 10 người là hành khách tại sân bay Lisbon. Báo cáo không nêu chi tiết họ đến từ đâu.

Ba ngày sau, chính quyền vội vã siết chặt các biện pháp hạn chế, nhưng vẫn không ngăn được số ca nhiễm và tử vong mới chồng chất. Giới chuyên gia cho rằng chủng virus mới đã xuất hiện ở Bồ Đào Nha từ đầu tháng 12/2020, đồng thời cảnh báo tỷ lệ nhiễm chủng này có thể lên tới 60% vào đầu tháng 2.

Tuy nhiên, đến tận ngày 23/1, chính phủ Bồ Đào Nha mới yêu cầu ngừng các chuyến bay đến và đi từ Anh. Họ cũng đổ lỗi cho biến chủng mới khiến tình hình trở nên tồi tệ.

Michael Ryan, người đứng đầu chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hồi đầu tháng cho biết họ đang đánh giá tác động của các biến chủng nCoV mới, nhưng cảnh báo chúng đang bị lợi dụng như "con dê tế thần".

"Thật quá dễ dàng để đổ lỗi cho biến chủng và nói rằng virus đã gây ra tất cả. Nhưng không may, vấn đề cũng là do chúng ta đã không hành động", Ryan nói.

Ánh Ngọc

Vnexpress







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98