Chủ tịch Fed: ‘Vẫn còn quá sớm để nói tới chuyện cắt giảm quy mô mua tài sản'

28/01/2021 03:12
28-01-2021 03:12:00+07:00

Chủ tịch Fed: ‘Vẫn còn quá sớm để nói tới chuyện cắt giảm quy mô mua tài sản'

Fed tiếp tục giữ nguyên chính sách tiền tệ trong ngày thứ Tư (27/01) nhằm hỗ trợ cho một nền kinh tế đang chững lại đà tăng trưởng.

Đúng như kỳ vọng của thị trường, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) giữ nguyên lãi suất gần mức 0% và duy trì chương trình mua tài sản ở mức ít nhất 120 tỷ USD/tháng.

“Nền kinh tế còn cách xa các mục tiêu của chính sách tiền tệ và lạm phát, đồng thời có khả năng mất thời gian dài để nền kinh tế đạt được tiến triển đáng kể”, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết trong cuộc họp báo sau cuộc họp chính sách. "Chính sách tiền tệ sẽ nghiên về hướng nới lỏng ở mức cao khi đà hồi phục diễn ra", ông nói thêm.

Chủ tịch Fed Jerome Powell

Đứng đằng sau của động thái nới lỏng chính sách tiền tệ là một nền kinh tế đang bị tác động mạnh bởi đại dịch Covid-19.

“Nhịp độ phục hồi của hoạt động kinh tế và thị trường việc làm đã chững lại trong vài tháng gần đây, với sự suy yếu tập trung ở các lĩnh vực bị tác động mạnh nhất từ đại dịch”, trích từ tuyên bố của FOMC.

Tuyên bố nhấn mạnh Covid-19 “đang gây ra những khó khăn khổng lồ về kinh tế cũng như đời sống con người tại nước Mỹ và trên khắp thế giới”.

“Khả năng hồi phục của nền kinh tế phụ thuộc đáng kể vào diễn biến dịch Covid-19, bao gồm tiến triển tiêm chủng vắc-xin”, trích từ tuyên bố.

Quyết định trên có nghĩa lãi suất quỹ Fed – vốn đóng vai trò tham chiếu cho rất nhiều công cụ nợ tiêu dùng – sẽ giữ ở phạm vi 0-0.25%, và gần đây nhất đang dao động quanh mức 0.08%.

Fed giảm lãi suất xuống gần 0% trong những ngày đầu đại dịch Covid-19 và giữ nguyên lãi suất từ đó cho đến nay. Vài tháng gần đây, các quan chức đã đưa ra cam kết giữ lãi suất thấp trong thời gian dài, hứa không nâng lãi suất cho đến khi lạm phát tiến sát mục tiêu 2% hoặc vượt nhẹ mục tiêu 2%.

Dù vậy, thị trường đang xem xét liệu tuyên bố của Fed có cung cấp bằng chứng nào về tương lai của gói nới lỏng định lượng hay không. Kể từ đầu đại dịch Covid-19, Fed mở rộng bảng cân đối kế toán thêm hơn 3,000 tỷ USD và lên mức 7,500 tỷ USD.

Dù lạm phát đang ở mức thấp, nhưng nhà đầu tư lo ngại Fed có thể bắt đầu giảm mức độ mua tài sản đột ngột nếu các điều kiện thị trường thay đổi. Điều này sẽ khiến thị trường “nổi cơn tanh bành” (taper tantrum).

“Còn quá sớm để nói tới chuyện giảm quy mô mua tài sản. Chúng tôi muốn chứng kiến nền kinh tế tiến triển đáng kể và hướng về các mục tiêu chính sách tiền tệ trước khi điều chỉnh các chỉ tiêu mua tài sản”, ông Powell nói. “Vẫn còn quá sớm để nói về thời điểm. Chúng tôi nên tập trung vào những tiến triển cần thiết”.

Ông lặp lại cam kết rằng thị trường sẽ nhận được nhiều lời cảnh báo trước khi quá trình giảm quy mô mua tài sản thực sự diễn ra.

“Khi nhận thấy chúng tôi đang dần tiến tới thời điểm cần cắt giảm quy mô, chúng tôi sẽ truyền tải điều đó một cách rõ ràng cho công chúng để chẳng ai phải ngạc nhiên khi thời điểm đó đến. Đồng thời, chúng tôi sẽ truyền tải điều đó trước khi thực sự cân nhắc tới chuyện giảm dần quy mô mua tài sản”, ông Powell nói.

Powell: Fed không chi phối giá tài sản

Chủ tịch Fed phát biểu trong một ngày Phố Wall biến động cực mạnh, trong đó các chỉ số giảm mạnh giữa cơn sốt giao dịch các cổ phiếu bị bán khống mạnh nhất thị trường. Nhà đầu tư trên mạng xã hội Reddit kêu gọi mua cổ phiếu mà các tay chơi lớn trên Phố Wall đang bán khống, và từ đó khiến cổ phiếu bị biến động mạnh và kéo giảm Dow Jones.

Tuy nhiên, ông Powell phủ nhận chính sách tiền tệ nới lỏng của Fed đang đóng vai trò thúc đẩy định giá thị trường.

“Nếu bạn xem xét tới yếu tố đang thực sự chi phối giá tài sản trong vài tháng qua, đó chẳng phải là chính sách tiền tệ, mà là kỳ vọng về vắc-xin cũng như chính sách tài khóa”, ông nói. “Đó là nhưng thông tin mới đã chi phối giá tài sản trong những tháng gần đây”.

Các quan chức Fed vẫn tỏ ra lo ngại về tình trạng hồi phục không đồng đều của nền kinh tế. Những người có thu nhập ở top đầu đang “kiếm bộn”, trong khi những người có thu nhập thấp nhất - nhất là người lao động trong lĩnh vực dịch vụ - vẫn bị tác động mạnh bởi đại dịch.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đến lượt Ấn Độ áp thuế bảo hộ thép giữa khủng hoảng dư thừa toàn cầu

Chỉ một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế 25% lên toàn bộ thép nhập khẩu vào Mỹ, Ấn Độ - nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới - cũng đang...

Đợt áp thuế đối ứng của Mỹ có thể gây ra cú sốc lớn cho thị trường

Người đứng đầu công ty nghiên cứu thị trường Yardeni Research cảnh báo đợt áp thuế của Mỹ có thể là một cú sốc đối với những lĩnh vực vẫn còn xem nhẹ kế hoạch thuế...

Ngành thép Trung Quốc loạng choạng giữa kỳ vọng và thực tế ảm đạm

Ngành công nghiệp thép và quặng sắt Trung Quốc đang rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Một bên là những kỳ vọng về sự phục hồi sắp tới, bên kia là thực tế phũ...

Ngoài quyết định lãi suất, cuộc họp khuya nay của Fed có gì để chờ đợi?

Các quan chức Fed trong cuộc họp tuần này dự kiến sẽ không thay đổi lãi suất, nhưng tất cả ánh mắt đang đổ dồn vào những điều chỉnh có thể xảy ra trong quan điểm về...

Bán cảng Panama cho Mỹ, tỷ phú Lý Gia Thành hứng cơn thịnh nộ từ Trung Quốc

Bắc Kinh bất an khi "gã khổng lồ" Hồng Kông nhượng lại tài sản chiến lược dưới áp lực Mỹ.

Chính sách thuế của Tổng thống Trump gây ra những "tác dụng phụ" gì?

Nhiều phân tích chỉ ra rằng bên cạnh những lợi ích cho Mỹ, chính sách thuế của Tổng thống Trump còn gây ra không ít "tác dụng phụ" ảnh hưởng tới nền kinh tế, doanh...

Rủi ro thuế quan với Việt Nam dưới thời Tổng thống Trump

Ông Ted Osius - cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN - cho rằng, rủi ro về thuế quan với Việt Nam là có, Việt Nam cần có những giải...

OECD hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu vì thương chiến leo thang

Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động sẽ giáng đòn lên nền kinh tế toàn cầu, khiến tăng trưởng của một loạt nền kinh tế lớn chậm lại hơn dự...

EU xem xét biện pháp bảo hộ ngành nhôm trước nguy cơ hàng giá rẻ từ Mỹ

EC đang cân nhắc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu nhôm, đồng thời xem xét áp thuế đối với xuất khẩu phế liệu kim loại của EU để đảm bảo nguồn cung nguyên...

Người Mỹ tiếc nuối không có ớt ngon để ăn vì ông Trump

Có vị ngọt, mùi trái cây và mặn, lô ớt Mexico đang nằm ở biên giới phía nam. Mức thuế quan “lúc có lúc không” của ông Trump khiến người Mỹ sành ăn mất cơ hội thưởng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98