Chứng khoán tiếp tục sẽ là kênh huy động vốn hiệu quả năm 2021?

26/01/2021 09:08
26-01-2021 09:08:38+07:00

Chứng khoán tiếp tục sẽ là kênh huy động vốn hiệu quả năm 2021?

Trong năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam là năm lội ngược dòng rất ngoạn mục với giá trị giao dịch và vốn hoá đều đạt mức kỷ lục. Trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và nguồn vốn từ hệ thống Ngân hàng đã đạt đến giới hạn so với quy mô nền kinh tế thì sức hút của thị trường chứng khoán hiện nay sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước cơ hội để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường này trong năm 2021.

Chứng khoán đã lội ngược dòng ngoạn mục và lập nhiều kỷ lục trong năm 2020

Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tại phiên giao dịch cuối cùng của năm 2020, tổng vốn hóa TTCK đạt mức 6.6 triệu tỷ đồng (289 tỷ USD), là mức cao nhất từ trước đến nay, tương đương 110% GDP. Trong đó, vốn hóa riêng sàn HOSE tăng 24.4% so với cuối năm 2019 lên mức hơn 4.08 triệu tỷ đồng (176.8 tỷ USD). Vốn hóa sàn HNX tăng 10.6% so với cuối năm 2019 và đạt 212,320 tỷ đồng (9.2 tỷ USD). Ngoài ra, vốn hóa của thị trường UPCoM đạt 1 triệu tỷ đồng (43.3 tỷ USD) và thị trường trái phiếu đạt 1.38 triệu tỷ đồng (59.8 tỷ USD).

Tỷ trọng vốn hóa TTCK trên GDP từ các tháng trong năm 2020 (Đơn vị: %)

Nguồn: Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước

Trong năm 2020, thị trường cổ phiếu đã có một năm ngược dòng ngoạn mục. Mặc dù VN-Index đã có sự sụt giảm mạnh từ mức 960 điểm đầu năm 2020 xuống 680 điểm vào cuối tháng 03/2020, tuy nhiên, đà tăng đã được lấy lại ở các tháng tiếp theo đó và đạt mức 1,103 điểm đến cuối ngày 31/12/2020.

Chỉ số VN-Index trong năm 2020
Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/

Thanh khoản của thị trường cổ phiếu trên sàn HOSE trong năm 2020 tăng mạnh 59% so với năm 2019, với mức giao dịch trung bình mỗi phiên là 5,980 tỷ đồng (259 triệu USD). Tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 1.56 triệu tỷ đồng (67.6 tỷ USD). Trong đó, giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1.3 triệu tỷ đồng (56.3 tỷ USD) và giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 254.6 ngàn tỷ đồng (11.3 tỷ USD).

Thống kê giá trị giao dịch của HOSE trong năm 2019 và 2020

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE)

Đặc biệt là những phiên giao dịch của những tháng cuối năm đã chứng kiến sự bùng nổ khi giá trị giao dịch khớp lệnh từ tháng 10/2020 đều tăng mạnh ở mức trên 150 ngàn tỷ đồng mỗi tháng và tháng 12/2020 giá trị giao dịch đạt mức kỷ lục hơn 250 ngàn tỷ đồng.

Giá trị giao dịch trên sàn HOSE theo tháng trong năm 2020


Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE)

Đối với thị trường trái phiếu, thị trường này đã có một năm bùng nổ khi theo số liệu thống kê của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tính trên GDP đến cuối năm 2020 đã tăng 35.9% so với 2019, đạt mức 403.4 ngàn tỷ đồng (17.5 tỷ USD). Tính từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ quy mô tổng thị trường trái phiếu đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, xấp xỉ 3 lần từ 5.27% năm 2016 lên đến 14.7% năm 2020.

Tỷ lệ quy mô thị trường trái phiếu trên GDP từ năm 2016 đến 2020

Nguồn: Tổng hợp của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Tổng Cục Thống Kê

Thị trường chứng khoán sẽ là giải pháp huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp trong năm 2021?

Tính đến ngày 31/12/2020, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt gần 9.2 triệu tỷ đồng (399 tỷ USD), tăng khoảng 12.13% so với cuối năm 2019. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn của hệ thống Ngân hàng thương mại, hiện đang cung ứng hơn 65% vốn cho nền kinh tế. Tính đến 31/12/2020, tỷ lệ tín dụng trên GDP đạt ở mức 153%, cao hơn mức 130% khuyến cáo cho các nước đang phát triển và khu vực ASEAN. Có thể thấy, nguồn vốn cung ứng từ Ngân hàng hiện nay đã và đang đạt ở mức giới hạn, vì vậy, sắp tới mức tăng trưởng tín dụng sẽ được điều tiết phù hợp ở mức vừa phải để tránh gây ảnh hưởng xấu lên toàn bộ hệ thống tài chính của Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam được dự báo sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp đã và đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến việc huy động nguồn vốn và duy trì thanh khoản. Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020 tính trung bình mỗi tháng có gần 8.5 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Đây là con số chưa từng có trong 10 năm trở lại đây.

Trong bối cảnh nguồn vốn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng đã đạt đến giới hạn, thì sức hút từ thị trường chứng khoán sẽ mang tới nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước để có thể huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán trong năm 2021.

Theo dữ liệu thống kê, có sự tương quan mạnh mẽ giữa số lượng doanh nghiệp niêm yết với sức hút từ thị trường chứng khoán. Khị thị trường chứng khoán liên tiếp lập đỉnh và khởi sắc thì số lượng doanh nghiệp lên sàn cũng có sự đột biến tương ứng. Có thể thấy rõ điều này khi vào năm 2017, chỉ số VN-index liên tiếp lập đỉnh và kết thúc năm ở mức 976 điểm, tăng 47% so với cuối năm 2016. Và cũng vào năm này, số lượng doanh ngiệp niêm yết trên sàn cũng đã tăng đột biến tới 313 công ty, tương ứng với 28% so với năm trước đó.

Như phân tích ở trên, số lượng công ty niêm yết trên sàn 2021 được dự báo sẽ có sự tăng trưởng mạnh và đây là cơ hội để thị trường chào đón thêm nhiều tân binh hấp dẫn, gia tăng thêm sự lựa chọn cho nhà đầu tư sắp tới.

Thống kê số lượng các doanh nghiệp niêm yết trên sàn từ 2015 đến 2020

Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam

Huỳnh Nhật Trình (Head of Investment Banking, Funan Securities)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

28/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98