Dòng tiền của giới đầu tư Trung Quốc ‘đốt nóng’ chứng khoán Hồng Kông

21/01/2021 20:32
21-01-2021 20:32:19+07:00

Dòng tiền của giới đầu tư Trung Quốc ‘đốt nóng’ chứng khoán Hồng Kông

Chốt phiên giao dịch hôm 20-1, chỉ số chứng khoán Hang Seng của Hồng Kông lên mức cao nhất trong 20 tháng với khối lượng giao dịch đạt mức kỷ lục nhờ dòng tiền của giới đầu tư đến từ Trung Quốc lục địa sốt sắng săn lùng cổ phiếu có mức định giá rẻ và cổ phiếu của các công ty hàng đầu Trung Quốc khác không được niêm yết ở thị trường quê nhà.

Công ty thương mại điện tử JD.com (Trung Quốc) tổ chức sự kiện chào mừng ngày niêm yết cổ phiếu lần đầu trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông hồi tháng 6-2020. Ảnh: AP

Đổ xô mua cổ phiếu ở Hồng Kông

Một phần lớn số tiền đầu tư này đổ vào những cổ phiếu của các công ty Trung Quốc chứng kiến làn sóng bán tháo gần đây sau khi bị chính phủ Mỹ cấm người Mỹ sở hữu như hãng smartphone (điện thoại thông minh) Xiaomi, Tập đoàn dầu khi hải dương Trung Quốc (CNOOC) và Tập đoàn China Mobile, nhà mạng viễn thông lớn nhất Trung Quốc.

Tính đến hôm 20-1, giá trị mua ròng của giới đầu tư Trung Quốc đại lục trên thị trường chứng khoán Hồng Kông đạt 26,5 tỉ đô la Mỹ trong tháng này, cao hơn 47% so với giá trị mua ròng kỷ lục của họ trong tháng trước, theo Công ty dữ liệu tài chính Wind (Trung Quốc).

Luồng tiền của giới đầu tư Trung Quốc chảy qua chương trình Kết nối chứng khoán (Stock Connect), một đầu mối kết nối giao dịch giữa các sàn giao dịch chứng khoán ở Thượng Hải và Thâm Quyến với sàn Hồng Kông. Giới phân tích nhận định giới đầu tư từ Trung Quốc đại lục có thể ngày càng có sức ảnh hưởng lớn hơn trên thị trường cổ phiếu Hồng Kông.

Gary Zhang, đối tác ở Công ty Shenzhen Grand Gold Capital Co., cho biết dòng vốn đổ xô từ Trung Quốc không chỉ là dòng tiền nóng mà còn là dòng tiền nối tiếp xu hướng đang tiếp diễn.

Hôm 19-1, tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Lông đạt mức kỷ lục, tương đương 39 tỉ đô la với giá trị giao dịch của giới đầu tư Trung Quốc đại lục cũng lên mức cao nhất trong lịch sử. Gary Zhang cho hay nhiều quỹ quản lý tài sản ở Trung Quốc đang phân bổ đến 50% giá trị tài sản vào danh mục cổ phiếu ở Hồng Kông.

Ông nói rằng một số quỹ quản lý tài sản bị thu hút bởi các mức định giá còn tương đối rẻ ở thị trường chứng khoán Hồng Kông và cơ hội đầu tư vào những cổ phiếu lớn giảm giá mạnh vì tin rằng chúng sẽ phục hồi tốt khi mối quan hệ Mỹ-Trung cải thiện dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Joe Biden

Bên cạnh đó, bầu không khí chính tương đối yên bình ở Hồng Kông kể từ lúc Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia vào năm ngoái cũng khuyến khích giới đầu tư Trung Quốc đầu tư đại lục mua cổ phiếu ở Hồng Kông.

Dòng tiền từ các quỹ hỗ tương chảy mạnh xuống phía nam

Giới đầu tư cho rằng cơn bùng nổ của ngành quản lý tài sản ở Trung Quốc đã làm tăng tốc dòng tiền đổ vào thị trường cổ phiếu Hồng Kông. Hơn 1.400 quỹ hỗ tương mới được thành lập ở Trung Quốc vào năm ngoái và huy động được tổng cộng 3.160 tỉ nhân dân tệ (tương đương 488 tỉ đô la), cao gấp đôi so với con số của năm 2019, theo số liệu của Công ty dịch vụ tài chính Morningstar.

“Sự trỗi dậy của hoạt động đầu tư quỹ hỗ tương ở Trung Quốc được xem là động lực rất lớn cho dòng tiền chảy xuống phía nam”, Frank Li, Giám đốc Quỹ quản lý tài sản China Asset Management (Hồng Kông), chi nhánh của một quỹ đầu tư hàng đầu Trung Quốc, nói. Ông cho hay giới đầu tư Trung Quốc  đang tái phân bổ tiền từ tài khoản ngân hàng và các sản phẩm đầu tư khác vào các quỹ hỗ tương.

Jason Lui, Giám đốc bộ phận chiến lược cổ phần và phái sinh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Ngân hàng BNP Paribas (Pháp), nhận định các nhà đầu tư tổ chức của Trung Quốc đang nhắm đến kế hoạch đầu tư dài hạn ở các cổ phiếu lớn có mức chia cổ tức cao đang niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông.

Trái lại, các nhà đầu tư cá nhân ở Trung Quốc đổ xô đến thị trường Hồng Kông để tìm kiếm các cơ hội kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn ở các lĩnh vực được hưởng lợi từ đại dịch Covid-19, chẳng hạn cổ phiếu của ngành công nghệ và chăm sóc y tế.

“Các nhà đầu tư của Trung Quốc đại lục sẽ tiếp tục phân bổ thêm tiền vào thị trường Hồng Kông nhờ mức định giá còn tương đối rẻ và cơ hội đầu tư vào những cổ phiếu mới phát hành khi ngày càng có nhiều công ty khởi nghiệp

Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và nhiều công ty Trung Quốc khác, đang niêm yết cổ phiếu ở Mỹ, đổ xô đến Hồng Kông để tiến hành các thương vụ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO)” Jason Lui nói.

Hôm 20-1, chỉ số chứng khoán Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,1% lên mức điểm cao nhất kể từ tháng 5-2019. Nhưng chỉ số này vẫn tăng trưởng chậm hơn chỉ số Shanghai Composite ở Trung Quốc, vốn gần đây vượt qua mức đỉnh vào năm 2015.

Tính đến hôm 19-1, chỉ số Hang Seng đang giao dịch với hệ số P/E (giá trên thu nhập) kỳ vọng ở mức 12,7 lần trong 12 tháng tới, theo Refinitiv. Mức này thấp hơn mức hệ số P/E kỳ vọng 19,6 lần của chỉ số CSI 300 (đo lường biến động giá cổ phiếu của 300 cổ phiếu hạng A niêm yết ở sàn Thâm Quyến và Thượng Hải).

Khánh Lan

TBKTSG





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hàn Quốc triển khai hệ thống giám sát bán khống cổ phiếu bất hợp pháp

Sàn giao dịch Hàn Quốc sẽ thiết lập một hệ thống giám sát để phát hiện các giao dịch bất hợp pháp nhằm bán khống cổ phiếu mà không vay trước, được gọi là bán khống...

Phố Wall gần như đi ngang do lo ngại về lãi suất

Chỉ số S&P 500 gần như đi ngang vào ngày thứ Tư (24/04), khi lo ngại về lãi suất làm giảm sự nhiệt tình đến từ các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực.

Phố Wall tăng phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 250 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (23/04), khi một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ giúp xoa dịu đi mối lo ngại về lãi suất...

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98