TP.HCM đề xuất mới: Chỉ cần 50% cư dân đồng ý là tháo dỡ chung cư cũ

11/01/2021 14:46
11-01-2021 14:46:25+07:00

TP.HCM đề xuất mới: Chỉ cần 50% cư dân đồng ý là tháo dỡ chung cư cũ

TP.HCM đề xuất đối với các chung cư cũ cần tháo dỡ để xây dựng mới theo kế hoạch do nhà nước thực hiện chỉ cần 50% cư dân đồng ý thay vì phải toàn bộ cư dân như quy định hiện hành.

TP.HCM đề xuất mới: Chỉ cần 50% cư dân đồng ý là tháo dỡ chung cư cũ
Chung cư Vĩnh Hội (Q.4, TP.HCM) xuống cấp nhưng đến nay vẫn đang còn trong giai đoạn kêu gọi đầu tư. Ảnh: Sỹ Đông

UBND TP.HCM vừa gửi Bộ Xây dựng góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 101/2015 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ nhằm đẩy nhanh tiến độ tháo dỡ, xây dựng mới các chung cư cũ trên địa bàn.

TP.HCM có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 nhưng trong nhiệm kỳ qua chỉ tháo dỡ được khoảng 10 chung cư cũ. Hàng loạt chung cư xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho cư dân, mất mỹ quan đô thị nhưng các quy định về tháo dỡ, chấp thuận chủ đầu tư đang làm khó nhà đầu tư và cả nhà nước.

Trong số này có thể kể đến một số chung cư như: chung cư Nguyễn Thiện Thuật (Q.3), cư xá Vĩnh Hội (Q.4), chung cư Viễn Đông (Q.5), chung cư Ngô Gia Tự, Ấn Quang (Q.10), chung cư Tân Phước (Q.11); chung cư Thanh Đa (Q.Bình Thạnh)...

Theo quy định, phải được sự đồng thuận 100% của các chủ sở hữu nhà chung cư mới thực hiện được việc tháo dỡ, xây dựng mới.

Nhiều mảng trần chung cư Vĩnh Hội (Q.4, TP.HCM) bị bong tróc, lộ ra thép hoen gỉ. Ảnh: Sỹ Đông

Tại Khoản 5, 6 Điều 7 Nghị định số 101/2015 quy định: “Thời hạn để cộng đồng chủ sở hữu nhà chung cư được toàn quyền quyết định lựa chọn nhà đầu tư và quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; cụ thể là 3 tháng đối với chung cư nguy hiểm và 12 tháng đối với chung cư hư hỏng nặng.

Quá thời gian nêu trên mà chủ sở hữu nhà chung cư không lựa chọn được nhà đầu tư thì nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện phá dỡ và lựa chọn nhà đầu tư để xây dựng mới chung cư”.

Tuy nhiên, UBND TP.HCM nêu thực tế hết thời gian cho phép nhưng người dân vẫn không thỏa thuận được phương thức bồi thường với nhà đầu tư, một số trường hợp đạt được đồng thuận nhưng sau đó lại đề nghị thay đổi phương thức từ nhận tiền sang nhận nhà hoặc ngược lại.

Chưa kể, chủ đầu tư chưa thỏa thuận được phương thức bồi thường cụ thể với tất cả chủ sở hữu nên rất bị động trong việc triển khai thực hiện do vừa phải chuẩn bị cả tiền mặt để bồi thường, giải quyết chi phí tạm cư, vừa phải xây dựng quỹ nhà để phục vụ tái định cư. Bên cạnh đó, việc tính toán giá trị bồi thường nhà ở cũ, giá trị nhà ở mới, giá trị chênh lệch vị trí giữa nhà ở cũ và nhà ở mới rất phức tạp.

Để tháo gỡ vướng mắc này, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu bổ sung vào dự thảo nội dung quy định trong trường hợp nhà nước trực tiếp đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ hư hỏng nặng, nguy hiểm theo 2 phương án.

Thứ nhất, quy định cụ thể chỉ thực hiện phương thức bồi thường, tái định cư bằng căn hộ. Thứ hai, vẫn quy định 2 phương thức bồi thường bằng tiền hoặc căn hộ, nhưng bổ sung thêm quy định nhà nước sẽ thực hiện cưỡng chế khi có từ 50% chủ sở hữu chấp thuận phương án; các chủ sở hữu bị cường chế sẽ được bồi thường, hỗ trợ bằng tiền với mức giá trị trung bình của các chủ sở hữu đã chấp thuận.

Chọn chủ đầu tư khi có 80% cư dân đồng ý

Ngoài ra, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu bổ sung vào dự thảo nghị định nội dung quy định về tỷ lệ đồng thuận của các chủ sở hữu tại hội nghị nhà chung cư để lựa chọn chủ đầu tư đổi với chung cư có kết luận kiểm định cấp C là 80%. UBND TP.HCM lưu ý đây là tỷ lệ đồng thuận để lựa chọn chủ đầu tư chứ không phải là tỷ lệ đồng thuận để tháo dỡ xây dựng lại nhà chung cư.

TP.HCM đang kêu gọi đầu tư xây dựng mới chung cư Thanh Đa, Q.Bình Thạnh. Ảnh: Sỹ Đông

Mặt khác, UBND TP.HCM cũng đề xuất phương án tháo gỡ các vướng mắc có khả năng xảy ra khi thực hiện các dự án theo kế hoạch đã được phê duyệt. Cụ thể, nhà nước sẽ tham gia, hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng như thu hồi đất, lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tạm cư, tái định cư và tổ chức cường chế di dời, phá dỡ. Đồng thời, tiền sử dụng đất của dự án xây dựng mới chung cư cũ sẽ được xác định như một dự án nhà ở thương mại; chủ đầu tư không được miễn mà phải đóng 50% tiền sử dụng đất do nhà nước đã tham gia hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Sỹ Đông

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất quy định mới về tính tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo Luật Đất đai 2024, trong đó đề xuất quy định...

Cần có quy định và cơ chế sàng lọc nhà đầu tư khi đấu giá đất

Đơn vị tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt cọc bằng 20% tổng giá trị thửa đất, khu đất tính theo giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; đáp ứng các điều kiện...

Bộ Tài chính đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trong đó có đề xuất quy định mới về miễn, giảm...

Ách tắc định giá đất, hàng chục ngàn căn nhà tại TP.HCM bị ‘treo’ sổ hồng

Để người mua nhà được cấp sổ hồng thì chủ đầu tư phải hoàn tất nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Tuy nhiên, ách tắc ở khâu định giá đất đang khiến hàng chục ngàn căn...

Tổ chức triển khai dự án bất động sản vi phạm đất đai có thể bị phạt 1 tỷ đồng

Tổ chức thực hiện dự án kinh doanh bất động sản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, tùy vào thời gian và...

Cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex nộp khắc phục hơn 580 tỷ đồng

Trước khi bị đưa ra xét xử vì liên quan đến vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (Hà Nội), cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị...

Long An được chuyển đổi hơn 200 ha đất lúa sang khu đô thị sinh thái 17.000 tỉ đồng

UBND tỉnh Long An chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa đảm bảo đúng quy...

Định danh nhà đất theo người sử dụng: Hiểu thế nào cho đúng?

Theo Bộ Xây dựng, việc triển khai định danh nhà đất theo người sử dụng sẽ giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn đồng thời thúc đẩy quá trình liên thông thủ tục...

Vướng mắc pháp lý chiếm 70% khó khăn của thị trường bất động sản

Theo HoREA “vướng mắc pháp lý” là vướng mắc lớn nhất, chiếm đến 70% khó khăn của các doanh nghiệp chủ đầu tư các dự án bất động sản, nhà ở.

Bộ TN&MT đốc thúc cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện theo thẩm quyền các quy định của Luật Đất đai 2024, trong đó có nhiệm vụ xây dựng...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98