Cần bao nhiêu tài sản để lọt top 1% giàu có nhất trên thế giới?

24/02/2021 10:24
24-02-2021 10:24:06+07:00

Cần bao nhiêu tài sản để lọt top 1% giàu có nhất trên thế giới?

Để gia nhập vào hàng ngũ 1% giàu nhất trên thế giới chưa bao giờ dễ dàng, nhất là ở Monaco.

Bạn cần lượng tài sản gần 8 triệu USD để có mặt trong danh sách 1% giàu có nhất tại công quốc Địa Trung Hải này. Tại đây, người dân thường không phải đóng thuế thu nhập, theo nghiên cứu tại hơn 20 địa điểm của Knight Frank.

Quốc gia đứng sau Monaco là Thụy Sỹ và Mỹ, đòi hỏi lượng tài sản tương ứng 5.1 triệu USD và 4.4 triệu USD, theo Báo cáo Tài sản năm 2021 của Knight Frank. Tại Singapore, 2.9 triệu USD sẽ giúp bạn lọt top 1% giàu nhất.

“Bạn có thể thấy rõ ràng tác động của chính sách thuế tới những người thuộc top giàu có”, Liam Bailey, Trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu tại Knight Frank, cho hay. “Sau đó, bạn phải tính đến thị trường Mỹ”.

Nghiên cứu trên thể hiện rõ cách đại dịch Covid-19 làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia. Điểm gia nhập top 1% giàu có của Monaco cao gần 400 lần so với Kenya – quốc gia có thứ hạng thấp nhất trong 30 quốc gia thuộc nghiên cứu của Knight Frank. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính 2 triệu người ở quốc gia Nam Phi này đã rơi vào cảnh nghèo đói vì đại dịch Covid-19. Trong khi đó, 500 người giàu nhất thế giới có thêm 1.8 ngàn tỷ USD vào khối tài sản trong năm 2020, theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index. Trong đó, tài sản của hai doanh nhân công nghệ Elon Musk và Jeff Bezos tăng mạnh nhất.

Mỹ dẫn đầu về số lượng cá nhân siêu giàu ngay cả khi tốc độ tăng trưởng về tài sản đã nhanh hơn ở các khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Trung Quốc và Hồng Kông. Các tỷ phú giàu nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương giờ có tổng tài sản 2.7 ngàn tỷ USD, theo dữ liệu từ Bloomberg. Con số này cao hơn gấp 3 lần tại cuối năm 2016. Số ca nhân siêu giàu tại khu vực này được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn mức tăng trưởng toàn cầu trong giai đoạn 2020-2025, trong đó Ấn Độ và Indonesia nằm trong nhóm tăng nhanh nhất, theo Knight Frank.

Singapore cũng được dự báo sẽ chứng kiến đà tăng trưởng về số cá nhân giàu có. Đảo quốc sư tử hiện đã là trung tâm thu hút nhiều người siêu giàu trên thế giới vì các lý do như tiêu chuẩn sống cao cho tới quy định bảo mật nghiêm ngặt. Văn phòng gia đình của Sergey Brin – đồng sáng lập Google – đã thành lập chi nhánh tại Singapore, trong khi tỷ phú Anh James Dyson đã dịch chuyển công ty đầu tư sang nước này.

Đà tăng tài sản ngoại cỡ của giới giàu có và các khoản chi phí để vực dậy nền kinh tế của các chính phủ giữa đại dịch Covid-19 đã khiến một số quốc gia đưa ra hoặc khai thác thuế tài sản. Hơn 1/3 cố vấn cho các cá nhân giàu có tham gia cuộc thăm dò của Knight Frank cho biết vấn đề thuế đang là lo ngại chính của họ.

“Các chính phủ đã chi ra rất nhiều và hiện chúng ta đang trong tình huống tương tự với hậu khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 khi ngày càng nhiều người tự hỏi ‘ai sẽ trả cho các khoản chi phí này?’”, Bailey cho biết.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98