Chiến lược tăng trưởng dài hạn của FPT có gì đặc biệt?

22/02/2021 08:00
22-02-2021 08:00:00+07:00

Dịch vụ 

Chiến lược tăng trưởng dài hạn của FPT có gì đặc biệt?

Luôn lọt top các doanh nghiệp tăng trưởng dương trong những năm vừa qua, đặc biệt là trong năm khó khăn 2020, FPT đang duy trì tốc độ phát triển bền vững, không “ồn ào” so với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Với những thuận lợi to lớn khi sở hữu mũi nhọn công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chiến lược mà tập đoàn này lựa chọn có phần khác biệt khi nhấn mạnh vào yếu tố bền vững dài hạn.

Cổ phiếu FPT của CPCP FPT (HOSE: FPT) trở thành tâm điểm của giới đầu tư khi liên tục có những phiên tăng giá và thiết lập vùng đỉnh lịch sử mới (78,200 đồng/cp ngày 18/02). Diễn biến khởi sắc của cổ phiếu FPT bất chấp giai đoạn biến động mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2.

Khi đánh giá và phân tích giá cổ phiếu FPT 10 năm gần đây, có thể dễ dàng nhận thấy giá trị cổ phiếu liên tục tạo các đỉnh mới theo thời gian. Tuy nhiên, tốc độ và biên độ tăng trưởng khá đều và có phần “khiêm tốn” so với tầm vóc của một tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam. Vậy, nguyên do đến từ đâu?

Công nghệ - cần câu cơm của chu kỳ tăng trưởng mới

Không giống những doanh nghiệp trên sàn có yếu tố chu kỳ như bất động sản, thép, dầu khí, kết quả kinh doanh của FPT không có đột biến quá lớn hàng năm.

Cột mốc gián đoạn lớn nhất trong 10 năm qua của FPT nằm ở thời điểm tập đoàn này rút lui khỏi mảng bán lẻ để tập trung vào lĩnh vực công nghệ vào năm 2018. Kết quả là doanh thu điều chỉnh giảm nhưng biên lợi nhuận lại cải thiện đáng kể. Trong ba năm (2018-2020), doanh thu và lợi nhuận của FPT trở lại chu kỳ tăng. Năm 2020, vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, doanh thu và lợi nhuận sau thuế (LNST) của FPT đạt 29,830 tỷ đồng và 4,422 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 7.6% và 13% so với năm 2019. Tính chung cả giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng lợi nhuận bình quân năm đạt gần 11%.

Trong bức tranh lớn kể trên, doanh thu từ mảng công nghệ bắt đầu nổi lên như một dấu ấn đặc biệt và từng bước khẳng định vai trò cốt lõi trong tốc độ và sức mạnh tăng tưởng của doanh nghiệp. Tỷ lệ tăng trưởng kép của doanh thu công nghệ giai đoạn 2017-2020 là 14%. Hai năm 2018-2019, con số này lên đến 31%. Trong cơ cấu, nếu như năm 2016, tỷ trọng doanh thu mảng công nghệ chỉ chiếm 24.5% toàn tập đoàn, năm 2020 tỷ trọng lên đến 56.3%. Từ đây có thể thấy rằng bất cứ diễn biến nào từ mảng công nghệ đều tác động lớn đến kết quả chung của công ty.

Trên đà phát triển, sang năm 2021, FPT đặt chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế là 34,720 tỷ đồng và 6,210 tỷ đồng, tăng trưởng 16.4% và 18% so với năm 2020. Cơ sở để công ty đưa ra kế hoạch kinh doanh đó chính là tiềm năng phát triển của ngành CNTT và thế mạnh của công ty trong mảng công nghệ.

“Đây là kế hoạch mà Công ty cam kết thực hiện trong năm 2021, và sẽ là mức tăng trưởng bền vững duy trì trong thập kỷ tới, đặc biệt là khi thế giới đang bước vào kỷ nguyên số, thời cơ vàng cho các công ty công nghệ như FPT”, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc của FPT chia sẻ.

Phát triển bền vững – lựa chọn mang tính chiến lược và thông minh của FPT

Dữ liệu từ CTCK BIDV (BSC) cho thấy thị trường chuyển đổi số toàn cầu dự báo tăng trưởng 16%/năm so với mức tăng trưởng chung 4%/năm của ngành CNTT. Chuyển đổi số, theo đó, là xu hướng tất yếu.

Tại thị trường Việt Nam, theo số liệu từ công ty nghiên cứu Statista, doanh thu của thị trường dịch vụ tư vấn và triển khai CNTT trong năm 2020 vẫn duy trì so với năm 2019. Hãng này dự báo thị trường dịch vụ tư vấn và triển khai CNTT tại Việt Nam sẽ trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong giai đoạn 2021-2025.

Đi qua giai đoạn phát triển nóng, FPT hiện  lựa chọn dịch chuyển theo hướng phát triển bền vững cùng thị trường thay vì nỗ lực mở rộng tối đa. Xét ở phương diện quy mô, việc phân bổ và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ với tốc độ hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp cân đối được rủi ro trong ngắn hạn, đồng thời tạo dư địa và động lực về mặt trung và dài hạn.

Đi sâu vào lĩnh vực CNTT, quá trình tăng trưởng nóng những năm qua đã bộc lộ những điểm yếu về nguồn lực và công nghệ của ngành nói chung. Với quy mô tập đoàn và hàng chục nghìn nhân sự trải dài trên khắp các châu lục, quá trình giữ chân nhân tài, phát triển nhân sự nguồn, tay nghề cao cần được xây dựng trên góc độ bền vững để tránh rơi vào bẫy thiếu nguồn nhân lực số.

Minh chứng cho sự thay đổi trên chính là các chuyển dịch mang tính chiến lược đang được FPT thực hiện cho thời gian tới. Về chiến lược tại các thị trường điểm quốc tế như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, FPT hướng đến khách hàng Mega (doanh thu trên 1 triệu USD) nhằm tiếp cận các hợp đồng giá trị cao. Đồng thời, đây là những đối tượng không dễ dàng thay đổi đối tác nên các hợp đồng được ký kết thường có giá trị lâu dài, đảm bảo nguồn thu trung hạn cho doanh nghiệp.

Trong năm 2020, số lượng khách hàng Mega tăng từ 65 lên 90. Song song đó, khách hàng semi-mega (doanh thu trên 500,000 USD) của công ty cũng tăng từ 179 lên 193.

Không chỉ tập trung mở rộng tập khách hàng lớn, công ty còn tạo động lực tăng trưởng dài hạn dựa trên nguồn lực công nghệ và con người. Minh chứng là thương vụ M&A công ty Intellinet Consulting (Mỹ) cách đây gần hai năm để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các thị trường quốc tế. Năm 2020, FPT cũng đã ký kết hợp tác chiến lược với viện công nghệ MILA, một trong những đơn vị nghiên cứu về AI hàng đầu thế giới. Nhờ hoàn thiện và nâng cao năng lực tư vấn, hoàn thiện được mảnh ghép còn lại trong hệ sinh thái sản phẩm - dịch vụ - nền tảng - giải pháp mà FPT mới có thể giành được những hợp đồng tư vấn mega trong năm 2020, ban lãnh đạo công ty cho biết.

Kết hợp phát triển chiều rộng và chiều sâu, FPT đầu tư vào các công nghệ mới như AI, dữ liệu lớn, điện toán đám mây… làm nền tảng cho việc nghiên cứu những sản phẩm, ứng dụng giúp thay thế công việc của con người. Qua đó, FPT có thể giúp các khách hàng doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận hiệu quả với mức tăng nhân sự thấp hơn. Thêm vào đó, hệ sinh thái công nghệ Made by FPT cũng là điểm nhấn để tạo lực đẩy trong hoạt động kinh doanh. Theo đó, công ty đã tạo ra các sản phẩm Made by FPT đáp ứng chuyển đổi số như AkaBot, AkaDoc, Aka Trans. Trong năm 2020, akaBot là một trong những giải pháp nền tảng Made by FPT đã cho “trái ngọt” trên thị trường toàn cầu.

akaBot đang được sử dụng bởi 50 khách hàng, nhà phân phối trong ngoài nước, trong đó có những tên tuổi lớn như DIP, Unilever, Panasonic, HSBC, Mizuho… Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Với thị trường trong nước, không chỉ các công ty mà đầu tư công hoạt động công nghệ cũng được triển khai sắp tới. Đơn cử, gói công nghệ thông tin cho 11 tuyến đường sẽ có giá trị tổng cộng là 4,000 tỷ đồng – tập trung vào các dịch vụ như Giao thông thông minh, Giám sát điều hành, Thu phí tự động. Tận dụng sức mạnh hệ sinh thái Made by FPT, các sản phẩm, giải pháp cũng sẽ được đóng gói theo từng ngành trọng điểm và quy mô doanh nghiệp, tổ chức để từ đó gia tăng tính hiệu quả và cơ hội phát triển, cung cấp dịch vụ trong nước.

Từ những phân tích trên cho thấy với xu hướng phát triển của ngành công nghệ sắp tới, FPT có nhiều tiềm năng để thực hiện chiến lược tăng trưởng trong dài hạn của mình. “Kế hoạch chuyển đổi số kéo dài từ 5-10 năm trước đây của nhiều tập đoàn hay tổ chức đã được rút ngắn xuống chỉ còn 2-3 năm. FPT đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này, chuyển dịch mạnh mẽ và nâng tầm vị thế trên toàn cầu”, ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng Giám đốc FPT nói.

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phạt tiền CEG do công bố thông tin không đúng thời hạn

Ngày 15/04, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ra quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối...

Hồ thủy điện giảm nước, SBA rơi 48% lợi nhuận quý 1

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Sông Ba (HOSE: SBA) chứng kiến một kỳ kinh doanh sụt giảm ở nhiều chỉ tiêu so với cùng kỳ.

Cảng Đồng Nai vừa tự phá kỷ lục lãi ròng quý

Quý 1/2024, CTCP Cảng Đồng Nai (HOSE: PDN) đạt lãi ròng 85 tỷ đồng, đánh dấu mức lãi ròng theo quý cao nhất lịch sử Công ty tính từ thời điểm chào sàn chứng khoán...

Imexpharm muốn tăng lợi nhuận sau năm lãi kỷ lục

Năm 2023, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) đạt lãi ròng ở mức cao nhất từ trước tới nay. Tuy vậy, Doanh nghiệp chưa có dấu hiệu muốn dừng lại khi tiếp tục đặt...

Gas Petrolimex trước bài toán giữ vững thị phần, tăng năng lực cạnh tranh

Ông Nguyễn Quang Định - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Gas Petrolimex - CTCP (HOSE: PGC) khẳng định quan điểm của PGC là phải song song tiến hành cả hai giải pháp vừa...

ĐHĐCĐ DNSE: Chứng khoán phái sinh là trọng tâm phát triển trong năm 2024

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán DNSE đã diễn ra ngày 16/04/2024 tại Hà Nội, thống nhất các kế hoạch và mục tiêu kinh doanh quan trọng trước thềm niêm...

SHS đặt kế hoạch lãi gấp rưỡi năm 2024

CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS) đặt kế hoạch lãi trước thuế năm 2024 đạt 1,035.3 tỷ đồng, tăng 51% so với năm trước. Tổng doanh thu và thu nhập khác...

Kiểm toán lưu ý về các khoản phải thu của TVB

CTCP Chứng khoán Trí Việt (HOSE: TVB) công bố báo cáo kiểm toán 2023 với lãi ròng 63 tỷ đồng - 1 năm khấm khá so với số lỗ hơn 317 tỷ đồng vào năm trước. Tuy nhiên...

Lần đầu thua lỗ trong 17 năm, VNE bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán 2023, VNE lỗ ròng hơn 18 tỷ đồng, năm 2022 lãi gần 15 tỷ đồng, đây cũng là năm đầu tiên VNE thua lỗ kể từ khi niêm yết trên HOSE năm...

Dự báo cạnh tranh khốc liệt, Vinasun đặt mục tiêu lợi nhuận bằng nửa năm trước

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024, CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS) dự báo tình hình năm nay gặp nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi, đặc biệt là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98