Doanh số bán hàng online tại Trung Quốc vượt xa bán lẻ truyền thống

20/02/2021 10:43
20-02-2021 10:43:04+07:00

Doanh số bán hàng online tại Trung Quốc vượt xa bán lẻ truyền thống

Dự báo không có quốc gia nào khác trên thế giới vượt mặt được Trung Quốc về doanh số thương mại điện tử trong năm 2021.

South China Morning Post đưa tin doanh số bán lẻ dịp Tết Nguyên đán vừa qua tại Trung Quốc đã vượt con số kỳ vọng bất chấp bối cảnh kinh tế suy thoái do đại dịch gây ra. Trong đó, số lượng các giao dịch thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, sẵn sàng đưa quốc gia này trở thành thị trường đầu tiên trên thế giới có doanh số thương mại điện tử áp đảo bán lẻ truyền thống vào năm 2021.

Công ty Nghiên cứu thị trường eMarketer dự báo, tổng doanh số bán lẻ của Trung Quốc đến từ các giao dịch thương mại điện tử vào năm 2021 đạt ​​52,1%, tăng từ 44,8% của năm 2020.

“Điều đó có nghĩa, đây sẽ là quốc gia đầu tiên có doanh số bán lẻ đến từ các giao dịch trực tuyến vượt xa bán lẻ truyền thống”, báo cáo của eMarketer cho biết.

thương mại điện tử ảnh 1
Công ty nghiên cứu thị trường eMarketer dự kiến 52,1% tổng doanh số bán lẻ của Trung Quốc đến từ các giao dịch thương mại điện tử vào năm 2021. Ảnh: Xinhua.

Báo cáo cũng chỉ ra, không có quốc gia nào khác vượt mặt được Trung Quốc về doanh số thương mại điện tử. Thị trường bán lẻ trực tuyến của Hàn Quốc dự kiến đạt 28,9%, trong khi Mỹ đạt 15%.

Theo dữ liệu mới nhất từ ​​Bộ Thương mại Trung Quốc, chi tiêu cho ăn uống và bán lẻ của nước này trong Lễ hội mùa xuân tăng 28,7% lên 821 tỷ NDT (127 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù con số này vẫn thấp hơn mục tiêu 1.000 tỷ NDT đặt ra vào năm 2019.

Bộ cũng cho biết dù doanh số bán lẻ trong những tháng đầu năm 2020 giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng đã tăng trưởng vào cuối năm khi niềm tin chi tiêu của người tiêu dùng được phục hồi. Đồng thời, hoạt động công nghiệp và kinh tế của Trung Quốc cũng gia tăng và phục hồi trên diện rộng.

Nhà kinh tế cao cấp Betty Wang của ANZ Research cho biết làn sóng Covid-19 mới bùng phát trước Tết Nguyên đán tại Trung Quốc đã hạn chế người dân đi du lịch trong kỳ nghỉ nhưng không ngăn được họ dốc hầu bao chi tiêu mạnh cho dịp này. Người dân tăng cường mua sắm trực tuyến, bù đắp cho việc không thể trực tiếp đến các cửa hàng.

“Người dân chủ yếu mua sắm trực tuyến các mặt hàng như rượu, thực phẩm, đồ gia dụng và thức ăn cho vật nuôi. Số giao dịch trực tuyến của nước này tăng gấp bốn lần so với cùng kỳ nghỉ lễ năm 2019”, Wang dẫn chứng dữ liệu từ Cainiao Smart Logistics.

Đại dịch góp phần thúc đẩy thị trường mua sắm trực tuyến vốn đã phát triển ổn định ở Trung Quốc nhờ các nền tảng thương mại điện tử lớn như Alibaba, Taobao; hệ thống thanh toán kỹ thuật số như WeChat Pay của Tencent; nguồn nhân lực giao hàng giá rẻ “gần như vô hạn” từ những người lao động nhập cư và một nền “văn hóa mua sắm” trên điện thoại thông minh, eMarketer cho biết.

Báo cáo của eMarketer dự báo, doanh số bán hàng truyền thống tại Trung Quốc có thể sẽ giảm 9,8% trong năm 2021, sau khi giảm 18,6% vào năm ngoái, trong khi doanh số thương mại điện tử tăng 27,5% vào năm 2020 và có thể sẽ tăng thêm 21% vào năm 2021.

thương mại điện tử ảnh 2
Dự báo thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.

Hàng loạt chương trình bán hàng vẫn tiếp tục được thiết lập để thúc đẩy hơn nữa thương mại điện tử ở Trung Quốc. Đặc biệt là sự kết hợp giữa phương tiện truyền thông xã hội và mua sắm trực tuyến bao gồm các chương trình bán hàng WeChat Mini, Pinduoduo, “phát trực tiếp - live -streaming” hay “thương mại trực tiếp - live commerce”, eMarketer cho biết.

“Tốc độ thích ứng với thương mại điện tử của Trung Quốc đã tăng theo cấp số nhân trong thập kỷ gần đây và vươn ra cả thế giới”, Ophenia Liang, Giám đốc công ty tiếp thị kỹ thuật số Digital Crew, cho biết.

Diane Wang, người sáng lập doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên quốc gia DHgate, cho biết doanh số thương mại điện tử tăng lên đồng nghĩa thương mại giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ với xuất nhập khẩu truyền thống.

Theo số liệu Hải quan Trung Quốc công bố vào tháng 1, xuất nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới trong năm 2020 của nước này đạt tổng cộng 1,69 nghìn tỷ NDT, tăng 31,1%. Tổng giao dịch xuất khẩu trên các nền tảng thương mại điện tử tăng hơn 40% lên 1,12 nghìn tỷ NDT, trong khi giao dịch nhập khẩu trên các trang thương mại điện tử tăng 16,5% lên 570 tỷ NDT.

Thu Hằng

ZING






MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98