Kỳ vọng các đại dự án giao thông 'cất cánh': TP.HCM bứt tốc

18/02/2021 08:13
18-02-2021 08:13:03+07:00

Kỳ vọng các đại dự án giao thông 'cất cánh': TP.HCM bứt tốc

Tàu metro số 1 hẹn lăn bánh, metro số 2 rục rịch khởi công, tuyến buýt nhanh đầu tiên chính thức được phê duyệt, cùng nhiều công trình đang khẩn trương về đích… 2021 được kỳ vọng sẽ tạo nên bước chuyển lớn cho giao thông TP.HCM.

Giao thông TP.HCM kỳ vọng thay đổi và bứt phá từ 2021. Ảnh: Độc Lập

Hối hả loạt dự án trọng điểm

Đến hẹn lại lên, đầu xuân năm mới là lúc đồng loạt các công trình giao thông tại TP.HCM ra quân tái khởi động. Trao đổi với chúng tôi, ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông (TCIP) TP.HCM, cho biết các dự án tạm ngưng phục vụ người dân TP ăn tết sẽ tái khởi động lần lượt từ nay đến đầu tuần tới, khi lực lượng công nhân từ quê trở lại TP.HCM làm việc đầy đủ. Do tính chất cấp bách, có 3 công trình phải thi công xuyên tết, gồm dự án nâng cấp, sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh, hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và một số vị trí thuộc gói thầu G - Dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM giai đoạn 2. Trong đó, dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh đang được đơn vị thi công gấp rút đẩy tiến độ để kịp hoàn thành trước dịp lễ 30.4 - 1.5.

Suốt nhiều năm qua, “rốn ngập” Nguyễn Hữu Cảnh đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân TP.HCM, đặc biệt vào mùa mưa. Hễ mưa là ngập, nước tràn lênh láng, xe cộ chết máy la liệt dẫn đến ách tắc kinh hoàng. Nhiều thời điểm, cả tuyến đường như một bãi đậu xe khổng lồ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Vì thế, tính chất cấp bách của dự án càng trở nên cấp thiết hơn, chưa kể dự án còn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông của TP giai đoạn 2016 - 2020 mà Văn phòng Chính phủ đã có công văn thúc giục TP.HCM nhanh chóng triển khai từ năm 2017. Do nhiều vướng mắc về phương án đầu tư, đến 5.10.2019, dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến đường này với tổng mức đầu tư gần 500 tỉ đồng từ vốn ngân sách TP mới chính thức được khởi công và dự kiến hoàn thành sau 14 tháng. Tuy nhiên, do vướng công tác giải phóng mặt bằng, việc thi công tiếp tục phải kéo dài đến 30.4 mới có thể hoàn thành.

Ông Lương Minh Phúc thông tin thêm: Trong 2021, TCIP đặt mục tiêu thi công hoàn thành 45 dự án, gói thầu, bao gồm nhiều công trình trọng điểm như cải tạo, mở rộng đường Hoàng Minh Giám; Mở rộng đường Đồng Văn Cống... Cụm 10 dự án thành phần giảm ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, chùm dự án giảm tải khu vực Cát Lái và các dự án mở rộng cửa ngõ như QL50, QL22 cũng sẽ bắt đầu khởi công từ khoảng quý 2 - 3/2021. Song song, các dự án cấp bách như khép kín đường vành đai 2, vành đai 3, xây dựng nút giao An Phú (giải tỏa ùn tắc đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) hay dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài... cũng sẽ được đẩy nhanh hoàn tất thủ tục, thông qua chủ trương đầu tư trong năm 2021.

Kích hoạt “chìa khóa” giao thông công cộng

Theo một tính toán được thực hiện từ cách đây khoảng 3 năm, mỗi năm TP.HCM thiệt hại khoảng 1,2 triệu giờ công lao động, 1,3 tỷ USD/năm do ùn tắc giao thông. Song, nhiều chuyên gia khẳng định thiệt hại do chậm trễ hoàn thiện mạng lưới giao thông của TP.HCM thực tế còn “kinh khủng” hơn. Các dự án triển khai chậm so với quy hoạch, thiệt hại không chỉ tính bằng số tiền đội lên để giải phóng mặt bằng, đền bù cho người dân mà đang kéo giảm sự phát triển của TP. Thực tế, TP.HCM thời gian qua đang vận động rất chậm so với các TP của các nước khác trong khu vực, thậm chí còn chậm hơn các TP vệ tinh như Bình Dương, Long An, Vũng Tàu.

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, nhìn nhận mở đường, làm cầu, tăng diện tích đất dành cho giao thông là giải pháp quan trọng để giảm ùn tắc. Song, hạ tầng dù có được ưu tiên đầu tư đến đâu thì cũng không thể chạy theo kịp để đáp ứng đủ nhu cầu. Do đó, TP xác định chìa khóa cho bài toán giao thông TP hiện nay chính là thúc đẩy giao thông công cộng (GTCC) phát triển.

Theo ông Lâm, dù đã có rất nhiều nỗ lực suốt nhiều năm nhưng hoạt động vận tải hành khách công cộng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và TP. Một trong những nguyên nhân mấu chốt là các dự án vận chuyển khối lượng lớn triển khai chậm nên xe buýt vẫn đóng vai trò chủ lực trong vận chuyển hành khách công cộng. Trong khi đó, việc mở rộng mạng lưới tuyến xe buýt gặp khó khăn do hạn chế về bến bãi và kinh phí trợ giá, chưa kể đặc thù đô thị của TP.HCM.

“Cuối năm nay, tuyến metro số 1 sẽ đưa vào vận hành thương mại và tuyến metro số 2 được khởi công theo đúng kế hoạch. Cả hai tuyến này sau khi hình thành sẽ góp phần giảm mạnh ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, kích thích phát triển đô thị dọc tuyến và làm cơ sở phát triển cho các tuyến đường sắt đô thị khác. Bên cạnh đó, đề án “Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng xe cá nhân” bao gồm 27 giải pháp thực hiện theo nguyên tắc “Kéo - Đẩy” sẽ bắt đầu triển khai từ năm nay, tuyến buýt nhanh đầu tiên của TP dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ vừa được TP phê duyệt cũng đang được triển khai chuẩn bị để hoàn thành và đưa vào vận hành trong đầu năm 2023. Chắc chắn giao thông TP sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ từ nay đến 2025, tạo động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội”, người đứng đầu ngành giao thông TP nhấn mạnh.

Hà Mai

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Huyện Cần Giờ đã có kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện Cần Giờ đã được UBND TP HCM phê duyệt. Huyện có gần 200 ha đất đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.

5 gói thầu lớn dự án sân bay Long Thành sắp được đấu thầu

Theo chủ đầu tư dự án thành phần 3 sân bay Long Thành, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (UPCoM: ACV), sẽ có thêm 5 gói thầu thuộc dự án được đấu thầu...

Bắc Giang sắp xây dựng thêm khu công nghiệp rộng 170ha

Khu công nghiệp Thái Đào - Tân An ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Phương án sáp nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh, sắp xếp 94 xã ở Nghệ An

Tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ sáp nhập 3 đơn vị hành chính cấp huyện để mở rộng thành phố Vinh và sắp xếp 94 đơn vị hành chính cấp xã còn 45 đơn vị.

Dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan gặp nhiều khó khăn trong giải phóng mặt bằng

Dự án xây dựng đường cao tốc đoạn Hòa Liên-Túy Loan, thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông TP. Đà Nẵng có chiều dài 11,5 km, được khởi công từ tháng 9/2023. Tuy...

Ai trúng thầu dự án cao tốc hơn 11 ngàn tỷ đồng tại Lạng Sơn?

Liên danh CTCP Xây dựng Đèo Cả, CTCP Tập đoàn Đèo Cả, CTCP Xây dựng công trình 568 và CTCP Lizen (HOSE: LCG) là nhà đầu tư trúng thầu dự án tuyến cao tốc cửa khẩu...

Đề xuất lấy đất quy hoạch công viên tại Khu đô thị Thủ Thiêm làm sân tập golf

Khu đất đề xuất xây dựng sân tập golf tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch là đất công viên cây xanh, hiện trạng đã giải phóng mặt bằng, đang để trống.

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu phương án tối ưu đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 152/TB-VPCP ngày 9/4/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần...

Phấn đấu khởi công cao tốc TP.HCM - Mộc Bài trong năm nay

Theo Sở GTVT TP.HCM, với dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài TP.HCM đặt mục tiêu khởi công trong năm nay hoặc muộn nhất là 30-4-2025.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025

Ngày 01/04/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg về hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98