OCB - Nên mua hay không?

03/02/2021 09:00
03-02-2021 09:00:00+07:00

OCB - Nên mua hay không?

Ngành ngân hàng luôn có được sự chú ý của giới đầu tư nhờ vào sự an toàn, ổn định và khả năng sinh lời tốt. Sự kiện niêm yết của Ngân hàng TMCP Phương Đông trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) vào ngày 28/01/2021 với giá tham chiếu 22,900 đồng/cp đã thu hút được công chúng.

Lựa chọn sự an toàn trong quá trình phát triển

Khóa học Online

Chứng khoán cơ bản

💡 Khai giảng: 01/03/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 60%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Sự phát triển của các ngân hàng ở Việt Nam trong những năm qua có hai dạng chính. Dạng thứ nhất là phát triển nhanh và chấp nhận mạo hiểm để tạo ra những “bước nhảy vọt” đáng kể về thị phần cũng như kết quả kinh doanh. Dạng thứ hai là các ngân hàng phát triển ở mức độ vừa phải và tập trung vào sự an toàn của hệ thống.

OCB có vẻ như đã lựa chọn hướng đi thứ hai. Các ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn mức trung bình ngành không phải lúc nào cũng an toàn. Tuy nhiên, những ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy quá cao thì chắc chắn sẽ rủi ro.

Tỷ lệ Equity Multiplier của OCB trong năm 2020 đạt khoảng 8.3 lần và thấp hơn khá nhiều so với trung bình ngành ngân hàng (ở mức 13.62 lần). Điều này cho thấy sự an toàn và ổn định vẫn luôn được OCB đặt lên hàng đầu trong quá trình phát triển.

Nguồn: VietstockFinance

Tuy nhiên, tăng trưởng vừa phải và thận trọng không có nghĩa là ngân hàng có chất lượng tăng trưởng kém và thiếu sự nhạy bén.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) được Tạp chí International Finance Magazine (IFM) trao giải thưởng "Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam 2020" (Best Digital Transfomation Bank). Đây là lần thứ ba liên tiếp nhà băng nhận giải thưởng từ tạp chí uy tín này.

Hiệu quả sinh lời ở mức khá cao

Các thông số khác như tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return On Equity), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA - Return On Assets) của OCB nằm ở mức khá cao so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng.

Các chỉ số ROA và ROE đều liên tục đi lên trong những năm qua. Bên cạnh đó, CIR của OCB năm 2017 là 53.09% và đã giảm mạnh xuống còn 29.07% vào năm 2020 cho thấy ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn và phần nào khẳng định được vị thế.

Nguồn: VietstockFinance

NIM (Net Interest Margin) là chỉ số đặc trưng dùng để đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng. Bên cạnh hoạt động cho vay, ngân hàng thương mại còn có các mảng khác như kinh doanh chứng khoán, công cụ phái sinh, dịch vụ bảo lãnh, giao dịch ngoại hối… để tăng khả năng sinh lời. Tuy nhiên, hoạt động cho vay vẫn quyết định phần lớn doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng.

NIM của OCB trong những năm trước đều tiến sát mức 4%. Đây là mức cao và chỉ thua một số ngân hàng nổi bật như Ngân hàng TMCP Quân Đội (HOSE: MBB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HOSE: TCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HOSE: VPB)... Người viết dự kiến NIM của OCB trong năm 2021 cũng sẽ quanh mức này.

Kết quả định giá và chiến lược đầu tư

Người viết sử dụng phương pháp so sánh ngang với hai chỉ số P/E và P/B kết hợp cùng mô hình thu nhập thặng dư (RIM - Residual Income Model). Chúng ta thu được kết quả định giá là 31,727 đồng.

Người viết cho rằng mức giá tham chiếu 22,900 đồng/cp trong ngày giao dịch đầu tiên của OCB là khá hợp lý. Nhà đầu tư có thể mua vào cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

POW - Tiếp tục mua nếu giá còn nằm dưới mức 10,700 đồng

Theo các mô hình định giá, nếu giá cổ phiếu của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) tiếp tục nằm dưới mức 10,700 đồng thì vẫn...

POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng (Kỳ 1)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp...

MSH - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

Ngành dệt may hứa hẹn sẽ phục hồi tốt trong năm 2024. Trong số các doanh nghiệp dệt may nổi bật, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) được giới phân tích đánh giá cao...

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98