Tổng thống Joe Biden lần đầu điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình

11/02/2021 11:07
11-02-2021 11:07:03+07:00

Tổng thống Joe Biden lần đầu điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã chúc Chủ tịch Tập Cận Bình những điều tốt lành trong dịp Tết âm lịch, nhưng cũng nêu lên quan ngại trong nhiều vấn đề.

Tổng thống Joe Biden có cuộc điện đàm đầu tiên với chủ tịch Trung Quốc vào tối 10/2 (theo giờ Washington, D.C.), vài ngày sau khi ngoại trưởng mới của Mỹ cảnh báo họ sẽ bắt Trung Quốc chịu trách nhiệm vì những sự "lạm dụng".

"Tổng thống Biden đã nói rõ những quan ngại mang tính nền tảng về những hành vi kinh tế cưỡng ép và không công bằng của Trung Quốc", Financial Times dẫn thông cáo của Nhà Trắng. Ông Biden cũng đề cập đến vấn đề Hong Kong, Tân Cương, các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt đối với Đài Loan.

Hai nhà lãnh đạo còn trao đổi về việc ứng phó với đại dịch Covid-19 và những thách thức chung về an ninh y tế toàn cầu, biến đổi khí hậu và ngăn chặn phổ biến vũ khí. Tổng thống Biden cam kết theo đuổi các tiếp xúc thực tế, định hướng kết quả trong khi thúc đẩy các lợi ích của người dân Mỹ và các đồng minh.

Cho đến nay, phía Trung Quốc chưa ra thông cáo về cuộc điện đàm này.

Ông Biden, khi đó là phó tổng thống trong chính quyền Barack Obama, đón ông Tập tại căn cứ Joint Base Andrews vào năm 2015. Ảnh: AP

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 5/2 cũng đã lần đầu điện đàm với ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, người được xem là quan chức ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh.

Đây cũng là cuộc điện đàm đầu tiên giữa các quan chức hàng đầu của hai bên kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức hôm 20/1.

Trong cuộc điện đàm, ông Blinken tái khẳng định Washington sẽ làm việc với các đồng minh để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những hành động đe dọa tới sự ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm eo biển Đài Loan.

Trong khi đó, theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương nói với ông Blinken rằng Mỹ nên "sửa chữa" những sai lầm gần đây của mình, và hai bên phải tôn trọng hệ thống chính trị và con đường phát triển của nhau.

Quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu đã xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ dưới thời chính quyền Trump, với cạnh tranh tăng cao ở hầu hết lĩnh vực.

Các quan chức Trung Quốc từng bày tỏ sự lạc quan một cách dè dặt rằng mối quan hệ sẽ được cải thiện dưới thời ông Biden.

Đông Phong

Zing







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98