Thế giới đang áp dụng lô giao dịch cổ phiếu ra sao?

04/03/2021 14:41
04-03-2021 14:41:15+07:00

Thế giới đang áp dụng lô giao dịch cổ phiếu ra sao?

Giữa bối cảnh hệ thống giao dịch liên tục xuất hiện tình trạng nghẽn lệnh, nâng lô lên 1,000 cổ phiếu là một trong những giải pháp được Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đề cập tới để giảm tải cho thị trường. Tuy nhiên, giải pháp này vấp phải nhiều sự phản đối kịch liệt từ giới đầu tư, nhất là những nhà đầu tư nhỏ lẻ với lượng vốn ít ỏi.

Lý giải cho phương án nâng lô, ông Lê Hải Trà, tân Tổng Giám đốc HOSE, cho rằng việc tăng lô lên 1,000 có thể giảm 40-50% tổng số lượng lệnh giao dịch và cũng có thể mở đường cho những tầm cao mới của thanh khoản thị trường. Và theo ông, các thị trường phát triển như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore... đều đã trải qua lộ trình này.

* Nâng lô tối thiểu lên 1.000 cổ phiếu là bước lùi của thị trường chứng khoán Việt Nam?

* Nâng lô giao dịch lên 1.000: Chứng khoán thành sân chơi của nhà giàu

* Nhà đầu tư có thật sự được bảo vệ khi nâng lô giao dịch tối thiểu lên 1.000 chứng khoán?

Hiện các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới đang áp dụng lô giao dịch tối thiểu khác nhau. Nhiều thị trường trong số đó từng áp dụng quy mô lô 1,000 cổ phiếu, nhưng sau đó dần dần giảm quy mô lô để khuyến khích nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc có cơ chế cho việc giao dịch cổ phiếu lô lẻ (odd lot). Thậm chí còn có thị trường áp dụng quy mô lô giao dịch tùy theo ý định của từng công ty như Hồng Kông.

Các thị trường châu Á đang áp dụng lô giao dịch tối thiểu bao nhiêu

Nguồn: Tổng hợp

Chẳng hạn, Đài Loan hiện cũng đang áp dụng quy mô lô 1,000 cổ phiếu và dưới 1,000 là lô lẻ. Tuy nhiên, họ có cơ chế giao dịch cổ phiếu lẻ trong phiên kể từ ngày 26/10/2020 và có cả trong giờ giao dịch sau khi khép phiên (after-hours odd lot trading).

Sở giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) cũng từng áp dụng lô 1,000 cổ phiếu, nhưng họ đã giảm xuống còn 100 cổ phiếu kể từ năm 2015.

Tại thời điểm đó, Magnus Bocker, CEO của SGX, cho biết: “Việc giảm bớt quy mô lô cổ phiếu sẽ tạo lợi ích cho tất cả nhà đầu tư và tạo điều kiện dễ dàng hơn để đầu tư vào các cổ phiếu blue-chip và các cổ phiếu thành phần có mức giá cao. Ngoài ra, điều này cũng cho phép các nhà đầu tư tổ chức kiểm soát tốt hơn rủi ro trong việc phân bổ tài sản”.

Theo SGX, nhờ giảm lô giao dịch, nhà đầu tư có thể đầu tư vào các cổ phiếu blue-chip an toàn hơn, thay vì đầu cơ vào các cổ phiếu penny với rủi ro cao. Các nhà đầu tư trẻ tuổi với lượng vốn ít ỏi giờ có thể có nhiều lựa chọn cổ phiếu hơn. Cuối cùng, các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu lẻ (dưới 1,000 cổ phiếu) trước đó có thể giao dịch trong thị trường bình thường thay vì giao dịch lô lẻ - vốn thường bị bán với giá thấp hơn thị trường. Các lô lẻ tại thị trường Singapore giờ đã giảm xuống dưới 99 cổ phiếu.

Hay ở Nhật Bản, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) hiện chỉ áp dụng lô giao dịch tối thiểu ở mức 100 cổ phiếu, thậm chí còn đang lên kế hoạch để giảm xuống chỉ còn 1 cổ phiếu.

Trong tháng 3/2019, Satoshi Mimura, phát ngôn viên của TSE, cho biết TSE có kế hoạch cho phép các nhà đầu tư mua lô tối thiểu chỉ 1 cổ phiếu, thay vì 100 cổ phiếu với mục tiêu khuyến khích thế hệ trẻ tham gia vào thị trường cổ phiếu lớn thứ ba thế giới.

Tại nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, các nền tảng giao dịch trực tuyến như Robinhood thậm chí còn cho phép giao dịch phân mảnh, tức bạn được phép mua 0.1 cổ phiếu của một công ty nào đó. Nhờ đó, các nhà đầu tư với lượng vốn ít ỏi vẫn có thể đầu tư vào cổ phiếu có giá cực cao như Tesla, Apple, Amazon…

Thậm chí, Hồng Kông còn có đặc điểm độc đáo hơn: Mỗi cổ phiếu lại có quy mô lô giao dịch tối thiểu riêng. Khi bạn nhận được báo giá từ môi giới, chúng sẽ đi kèm với quy mô lô giao dịch tối thiểu.

Vũ Hạo (Tổng hợp)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Pomina xin gia hạn báo cáo kiểm toán năm 2023, có nguy cơ bị hủy niêm yết?

CTCP Thép Pomina (HOSE: POM) một lần nữa chậm nộp báo cáo kiểm toán năm 2023, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ hủy niêm yết với POM, vì cổ phiếu này đã nằm trong diện...

Theo dấu dòng tiền cá mập 29/03: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục hành động trái chiều

Tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại có phiên thứ 2 liên tiếp hành động trái ngược nhau. Trong phiên 29/03, tự doanh mua ròng gần 75 tỷ đồng trong khi khối...

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt gần 100 triệu đồng

Ngày 27 và 28/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98