Thủ tướng: Đến 2045, sẽ xuất hiện các tập đoàn khổng lồ mang tên Việt Nam

08/03/2021 08:51
08-03-2021 08:51:00+07:00

Thủ tướng: Đến 2045, sẽ xuất hiện các tập đoàn khổng lồ mang tên Việt Nam

Chúng ta hãy chung tay làm cho Việt Nam thành công hơn nữa, nơi mà trí thức, tài năng nào cũng có cơ hội được cống hiến, phụng sự; có nhiều DN vươn lên trở thành tập đoàn toàn cầu. Việt Nam 2045 là bức tranh đẹp mà tất cả chúng ta và các thế hệ tương lai có cơ hội đặt nét vẽ của mình lên đó.

* 3 vấn đề định hướng nền kinh tế Việt Nam 2045 theo góc nhìn của Chủ tịch Dragon Capital

* “Đối thoại 2045”: Đại diện VinFast chia sẻ về giai đoạn mới, Chủ tịch Masan hiến kế nâng cao năng lực cạnh tranh

* Khắc phục 4 nguy cơ lớn, thực hiện khát vọng Việt Nam hùng cường vào 2045

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đến 2045, sẽ xuất hiện các tập đoàn khổng lồ mang tên Việt Nam. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại “Đối thoại 2045” với đại diện doanh nghiệp, trí thức tổ chức chiều 6/3 tại Hội trường Thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trụ cột càng lớn thì dân càng giàu, nước càng mạnh, tinh thần tự cường càng lớn

Thủ tướng bày tỏ qua phát biểu của các doanh nghiệp (DN), của các trí thức, chúng ta thấy rõ khát khao cháy bỏng về một Việt Nam phát triển cường thịnh vào năm 2045. Đó là niềm tin mãnh liệt đến năm 2045, tức 25 năm nữa, một phần tư thế kỷ nữa, thời gian đủ dài để xuất hiện những DN, tập đoàn khổng lồ mang tên Việt Nam. Có thể nói, khát vọng và niềm tin là một trong những vấn đề quan trọng nhất tại cuộc thảo luận hôm nay.

Tổng kết “Đối thoại 2045” lần đầu tiên được tổ chức, Thủ tướng cho rằng có 5 vấn đề được nêu ra.

Trước hết là con người và công nghệ, trong đó có vấn đề chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa của quốc gia. Thứ hai là cần quan tâm đổi mới thể chế, đây là “bà đỡ” cho DN và của đất nước, trong đó nhấn mạnh quyền con người, quyền công dân. Thứ ba, trao cơ hội phát triển cho mọi loại hình DN, đặc biệt giải phóng nguồn lực cho DN, người dân, các thành phần kinh tế như FDI, hợp tác xã, hộ cá thể… trong đó kinh tế tư nhân là một trong những thành phần quan trọng. Cần phải có kết nối, phát triển hạ tầng cho DN, nhất là tạo điều kiện về đất đai. Thứ tư là nguồn nhân lực Việt Nam phục vụ phát triển, đi liền với khởi nghiệp sáng tạo, đi liền với đó là bảo vệ môi trường sống, không để ai bị bỏ lại phía sau. Và cuối cùng là bảo vệ văn hóa Việt Nam vì nếu mất văn hóa là mất tất cả.

“Chúng ta thống nhất DN là trụ cột của nền kinh tế quốc gia, trụ cột càng lớn thì dân càng giàu, nước càng mạnh và sự tự cường càng lớn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong thời đại ngày nay, mục tiêu của DN nếu vẫn được định nghĩa là tốt đa hóa lợi nhuận thì sẽ lạc hậu, mục tiêu của DN không thể chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận cho cổ đông mà phải sáng tạo giá trị cho xã hội, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của đất nước.

Vì vậy, Thủ tướng đặc biệt ấn tượng với những khẩu hiệu của DN thể hiện một sứ mệnh hay giá trị mà DN muốn đóng góp cho xã hội, chẳng hạn như "Phát triển cùng đất nước" của Thaco, " Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người" của Vingroup, "Cho cuộc sống bừng sáng" của Novaland, “Thật sự thiên nhiên” của TH True Milk, “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk, “Hãy nói theo cách của bạn” của Viettel v.v...

Thủ tướng tin rằng cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh đồng nghĩa với một Việt Nam lớn mạnh và phát triển bền vững trong thời gian tới.

Không biến các cơ chế hỗ trợ kinh tế tư nhân thành bao cấp, phục vụ lợi ích nhóm

Gửi lời khuyên các DN, Thủ tướng nêu rõ, các DN cần yêu Tổ quốc, đoàn kết, không nản chí, năng động, quyết đoán, có niềm tin vì không có niềm tin là tự mình chối bỏ thành quả của mình.

Theo Thủ tướng, Đối thoại 2045 có ý nghĩa quan trọng. Đây sẽ là diễn đàn đối thoại thường niên giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ với cộng đồng DN và đội ngũ trí thức nhằm thúc đẩy các nỗ lực cải cách bền bỉ, liên tục, xuyên suốt, nhất quán nhằm sớm hiện thực hóa khát vọng Việt Nam 2045.

Đối thoại 2045 thể hiện sự kết tinh của tinh thần yêu nước của người dân, DN, trí thức đối với sự phát triển của đất nước; một quyết tâm đổi mới mạnh mẽ, vượt khó khăn, thách thức đưa đất nước ngày một phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đối thoại là cơ hội không chỉ tạo dựng tinh thần đoàn kết và niềm tin mà còn cả bản lĩnh, trí tuệ, lòng yêu nước, yêu lao động, yêu sáng tạo.

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị các bộ ngành và địa phương chú trọng một số nhiệm vụ.

Trước hết, cần thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động của cả hệ thống chính trị trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển DN theo tinh thần các nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, nhất là sớm cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII mới đây của Đảng.

Tiếp tục thúc đẩy cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho DN. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các Bộ trưởng, cam kết bảo đảm sự ổn định của kinh tế vĩ mô và minh bạch hóa chính sách; các bộ, ngành, địa phương phải mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội tham gia của DN; hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và bảo đảm hoạt động của DN theo cơ chế thị trường.

Bảo đảm thực thi chính sách minh bạch, hiệu quả; hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình DN; thúc đẩy tính tự chủ, cạnh tranh của kinh tế tư nhân; không biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thành bao cấp, phục vụ “lợi ích nhóm” dưới mọi hình thức.

Hỗ trợ cộng đồng DN đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề đã nêu ra.

Đẩy mạnh thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, nhất là các trường đại học, trường dạy nghề. Vai trò của đội ngũ trí thức đi liền với doanh nhân trong thời kỳ hội nhập và thúc đẩy chuyển đổi phát triển đất nước là vô cùng quan trọng.

Thủ tướng nêu rõ vượt qua nhiều khó khăn thách thức, năm 2020 chúng ta đã hoàn thành "mục tiêu kép", được cộng đồng quốc tế và nhân dân đánh giá cao. Cùng với những đóng góp của cộng đồng DN, chúng ta không thể không nói đến vai trò rất lớn của đội ngũ trí thức, những nhà phân tích kinh tế, các chuyên gia với những phản biện xã hội tâm huyết, trên tinh thần xây dựng, làm cho những giá trị được thức tỉnh, được bảo vệ và được tạo ra.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta hãy chung tay làm cho Việt Nam trở nên thành công hơn nữa, nơi mà trí thức, tài năng nào cũng có cơ hội được cống hiến, phụng sự; có nhiều DN vươn lên trở thành tập đoàn toàn cầu. Việt Nam 2045 là bức tranh đẹp mà tất cả chúng ta và các thế hệ tương lai có cơ hội đặt nét vẽ của mình lên đó. Đây là một điều mà tất cả chúng ta cùng mong muốn".

Nhân dịp này, Thủ tướng gửi lời chúc mừng các nhà lãnh đạo nữ, nữ doanh nhân nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3./.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98