'Trung Quốc đã đúng khi chặn mô hình lừa dối của Jack Ma'

02/03/2021 10:02
02-03-2021 10:02:54+07:00

'Trung Quốc đã đúng khi chặn mô hình lừa dối của Jack Ma'

Các chuyên gia chỉ trích đế chế công nghệ tài chính của Jack Ma là một mô hình kinh doanh "lừa dối núp bóng công nghệ", có thể gây rủi ro cho hệ thống tài chính Trung Quốc.

* PBoC: Đợt IPO của Ant Group sẽ tiếp tục khi giải quyết xong các vấn đề đáng ngại

* Số phận Ant Group, Grab - Gojek và những câu hỏi năm 2021

Ant Group ảnh 1

Trên Nikkei Asian Review, PGS Nan Li và John D. Van Fleet tại Trường Cao đẳng Kinh tế và Quản lý Antai (thuộc Đại học Shanghai Jiao Tong) gọi Ant Group của Jack Ma là "kẻ lừa đảo trên thị trường tài chính".

Hai chuyên gia khẳng định hành vi của tỷ phú doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc đã gây rủi ro cho hệ thống tài chính toàn cầu. "Sau khi Jack Ma chỉ trích hệ thống tài chính của Trung Quốc hôm 24/10, hệ thống đã đáp trả bằng cách khiến ông ta điêu đứng trong vài tuần", PGS Nan Li và John D. Van Fleet tại viết trên Nikkei Asian Review.

Đợt IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) trị giá 35 tỷ USD của Ant Group bị chặn đứng. Đến tháng 1, chính quyền Bắc Kinh tiếp tục công bố một loạt quy định, buộc Ant Group phải tái tổ chức thành một công ty holding. Các dịch vụ ngân hàng Internet, bảo hiểm, quản lý tài sản và trung gian tài chính khác sẽ bị phân tách rõ ràng.

Ant Group ảnh 2
Mô hình kinh doanh của Ant Group bị coi là có thể gây rủi ro cho hệ thống tài chính toàn cầu. Ảnh: Nikkei Asian Review.

"Mô hình lừa dối"

Theo PGS Nan Li và John D. Van Fleet, có hai nguyên nhân quan trọng nhất. Đầu tiên là mô hình của Ant Group có thể tạo ra rủi ro hệ thống ở cấp độ toàn cầu. Thứ hai, ban lãnh đạo của Ant đã cố gắng trốn tránh sự giám sát của các quy định về lĩnh vực tài chính. Thậm chí, họ cố tình loại bỏ từ "tài chính" khỏi tên công ty ngay trước khi nộp đơn IPO.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã chứng minh rằng những mô hình không phù hợp với quy định sẽ tạo ra rủi ro đạo đức, xung đột lợi ích và một số vấn đề của cho vay lãi suất cao.

Trên thực tế, yếu tố chính giúp sự nghiệp kinh doanh của Ant phát triển là mô hình OTD. Theo đó, khoản vay mà Ant khuyến khích người tiêu dùng thực hiện có thể trở thành vay lãi suất cao nếu không được kiểm soát.

Với mô hình kinh doanh này, Ant sẽ chịu rất ít áp lực để kiểm soát rủi ro. Ngược lại, công ty có nhiều động lực tăng quy mô của các khoản vay

- PGS Nan Li và John D. Van Fleet

Sau đó, công ty chuyển những nghĩa vụ cho vay đó sang dạng chứng khoán bảo đảm bằng tài sản, rồi bán cho các quỹ tương hỗ và quỹ thị trường tiền tệ.

Ngoài chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản, Ant còn phân tán rủi ro tín dụng với các khoản cho vay vi mô. Những khoản vay này được thực hiện thông qua các thỏa thuận cho vay chung với những ngân hàng thương mại ở thành phố nhỏ hoặc nông thôn. Đó là một dạng khác của mô hình OTD.

Trong các thỏa thuận này, Ant cung cấp ít hơn 10% vốn, nhưng giữ lại hơn 50% lợi nhuận. Thêm vào đó, Ant có quyền quyết định khách hàng được vay hay không, cũng như những điều kiện và điều khoản của khoản vay.

"Với mô hình kinh doanh này, Ant sẽ chịu rất ít áp lực để kiểm soát rủi ro. Ngược lại, công ty lại có nhiều động lực tăng quy mô của các khoản vay, cho đến khi những cơ quan quản lý vào cuộc", PGS Nan Li và John D. Van Fleet lập luận.

Ant Group ảnh 3
Do chỉ phải chi ít hơn 10% vốn, Ant không gánh nhiều rủi ro. Tuy nhiên, phần lợi nhuận cao thúc đẩy công ty gia tăng quy mô của các khoản vay. Ảnh: Reuters.

Theo bản cáo bạch IPO, Ant sở hữu hơn 50% thị phần trong tổng khối lượng giao dịch thanh toán di động của Trung Quốc. Tính từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2020, nền tảng xử lý khoảng 18.000 tỷ USD giao dịch thanh toán kỹ thuật số và phục vụ hơn 1 tỷ người dùng.

Tính đến tháng 6/2020, Ant có 1.700 tỷ NDT (265 tỷ USD) cho vay tiêu dùng trên bảng cân đối kế toán, nhiều hơn dư nợ thẻ tín dụng của bất cứ ngân hàng nào tại Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, nếu cơ quan quản lý Bắc Kinh không vào cuộc, mô hình kinh doanh OTD của Ant không chỉ dụ dỗ người tiêu dùng Trung Quốc gánh khoản nợ khó chi trả, mà còn đè bẹp những ngân hàng thương mại vừa và nhỏ tại đất nước tỷ dân. Điều đó sẽ có tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tài chính của Trung Quốc và lan rộng ra phần còn lại của thế giới.

Núp bóng công nghệ

Vào tháng 7/2020, ngay trước khi nộp đơn IPO, Ant Financial quyết định từ bỏ từ "financial" (tài chính) và đổi tên thành Ant Group. Thay vì các sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến - nơi niêm yết của những công ty tài chính, Ant cố niêm yết trên Shanghai STAR Market. Đó là sàn giao dịch dành cho các nhà đổi mới công nghệ cao.

Tuy nhiên, dựa trên bản cáo bạch của Ant, chưa đến 10% doanh thu của công ty thực sự đến từ đổi mới công nghệ. Trong khi đó, hơn 90% số tiền Ant kiếm được nhờ vào các dịch vụ tài chính như thanh toán, phát hành khoản vay và dịch vụ quản lý tài sản.

Việc nâng cao hiệu quả nhờ công nghệ cũng chỉ đóng một phần nhỏ trong doanh thu kinh doanh của Ant. Tuy nhiên, công ty của ông Ma vẫn tự định vị là "công ty công nghệ" và nhờ đó luồn lách khỏi sự giám sát thích hợp.

Một lý do khác khiến Ant muốn gắn mác công ty công nghệ là nhằm đẩy định giá. Các cổ phiếu công nghệ thường được giao dịch với tỷ lệ P/E (hệ số giá trên lợi nhuận) gấp ba lần cổ phiếu tài chính. Do đó, nếu được coi là một công ty tài chính, định giá IPO của Ant có thể bốc hơi khoảng 20 tỷ USD.

Ant Group ảnh 4
Chưa đến 10% doanh thu của Ant thực sự đến từ đổi mới công nghệ. Ảnh: Reuters.

Ant, Tencent Holdings và các công ty cung cấp nền tảng ví điện tử khác đã mang đến những cải tiến mới nhằm giảm chi phí giao dịch, thúc đẩy trao đổi hàng hóa và dịch vụ, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và thậm chí giúp chống dịch Covid-19.

Hơn nữa, cùng với một số ngân hàng thương mại lớn, họ đã chứng minh rằng công nghệ thông tin dựa trên Internet có thể nâng cao hiệu quả trong việc đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng thông qua thu thập và phân tích dữ liệu.

"Tuy nhiên, chúng ta có thể có cả đổi mới công nghệ tài chính lẫn các biện pháp bảo vệ theo quy định thích hợp", hai chuyên gia tại Trường Cao đẳng Kinh tế và Quản lý Antai nhấn mạnh.

Áp đặt quy định đối với ngành công nghiệp công nghệ tài chính giờ trở thành bài toán mới của chính quyền Bắc Kinh. "Trong vài tháng qua, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã làm việc chăm chỉ để ngăn chặn một 'kẻ lừa đảo' trên thị trường tài chính", PGS Nan Li và John D. Van Fleet nhận xét.

Thảo Cao

ZING






MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kế hoạch đánh thuế người giàu vẫn tiến triển chậm trên quy mô toàn cầu

Vào cuối năm 2021, hơn 140 quốc gia đã nhất trí áp thuế tối thiểu đối với các tập đoàn đa quốc gia theo đề xuất của OECD, nhưng tới nay tiến triển vẫn còn hạn chế.

Chứng khoán thăng hoa, tài sản của giới siêu giàu ở Mỹ tăng lên 44,600 tỷ đô

Top 1% những người giàu nhất nước Mỹ sở hữu khối tài sản lên tới 44,600 tỷ USD vào cuối quý 4/2023, chủ yếu là nhờ sự thăng hoa của thị trường chứng khoán.

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98