Vụ tắc nghẽn kênh Suez: Thuyền trưởng tàu Ever Given là người chịu trách nhiệm

28/03/2021 21:34
28-03-2021 21:34:00+07:00

Vụ tắc nghẽn kênh Suez: Thuyền trưởng tàu Ever Given là người chịu trách nhiệm

Cơ quan quản lý kênh đào Suez thông báo rằng thuyền trưởng của con tàu Ever Given bị mắc kẹt là người đầu tiên và cuối cùng chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng.

Người đứng đầu Cơ quan quản lý kênh đào Suez, Trung tướng Osama Rabie, giải thích rằng các con tàu khác lớn hơn đi qua kênh đào Suez mà không gặp bất kỳ sự cố nào, đồng thời nhấn mạnh rằng các cơ quan có trách nhiệm trong kênh sẽ tiến hành điều tra sự cố.

Do đó, thuyền trưởng tàu Ever Given phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng này. Theo ông Osama Rabie, trận bão cát hôm 23/3 không phải là lý do khiến tàu Ever Given mắc kẹt. Kết luận cuối cùng sẽ được tiết lộ sau cuộc điều tra.

Người quản lý Kênh đào Suez tuyên bố chủ tàu Ever Given phải chịu trách nhiệm cho sự cố. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Hiện nay có khoảng 321 tàu đang bị kẹt trong Kênh đào Suez hoặc đang neo đậu chờ quá cảnh. Cơ quan quản lý kênh đào Suez cung cấp tất cả các dịch vụ hậu cần cần thiết cho các tàu đang chờ. Tuyến đường thủy chiến lược đã mất từ ​​12 đến 14 triệu USD doanh thu hàng ngày do sự cố. Các khoản bồi thường hoặc tiền phạt từ chủ sở hữu của Ever Given được thực hiện theo các quy tắc pháp lý theo kết quả của các cuộc điều tra. Ngay sau khi tàu được thả nổi, Cơ quan quản lý kênh đào Suez sẽ làm việc 24/24 giờ để sơ tán các tàu bị kẹt.

Người đứng đầu Cơ quan quản lý kênh đào Suez nói thêm rằng các tàu dầu bị đình trệ chưa qua được kênh Suez không phải là nguyên nhân khiến giá dầu tăng cao. Các nỗ lực cứu hộ hiện đang tiến hành và chờ thời điểm thích hợp với điều kiện thủy triều lên.

*Hệ lụy toàn cầu từ vụ kẹt tàu ở kênh đào Suez

NGỌC THẠCH

VTCNEWS





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98