Bất chấp khủng hoảng chip, BMW và Mercedes vẫn tăng trưởng hai con số ở Trung Quốc

10/04/2021 10:38
10-04-2021 10:38:10+07:00

Bất chấp khủng hoảng chip, BMW và Mercedes vẫn tăng trưởng hai con số ở Trung Quốc

Tình trạng thiếu chip đang ảnh hưởng nặng nề đến các nhà máy lắp ráp nhưng không ngăn được các nhà sản xuất xe hơi cao cấp của Đức báo cáo doanh số bán tăng hai con số trong quý đầu tiên.

Được thúc đẩy bởi nhu cầu cao kỷ lục ở Trung Quốc, thương hiệu BMW đã công bố mức doanh số mới cao nhất từ trước đến nay trong ba tháng đầu năm, Mercedes-Benz không đạt được đỉnh cao lịch sử của chính họ trong quãng thời gian đó.

Các số liệu cho thấy một sự khởi đầu mạnh mẽ đối với thu nhập hàng năm và tiếp tục phục hồi từ quý cuối năm 2020.

“Doanh số bán hàng kỷ lục cho thấy mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng của chúng tôi trong năm”, Pieter Nota, người đứng đầu bộ phận bán hàng và tiếp thị của Tập đoàn BMW, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm.

Công ty của ông đã bán được hơn gấp đôi số lượng xe điện và xe hybrid, đồng thời đang trên đà hoàn thành mục tiêu cả năm là 100,000 chiếc BMW và Mini chạy điện trong quý 2.

Tổng cộng, thương hiệu BMW đạt mức tăng 36% về số lượng lên 560,500 chiếc, trong khi đối thủ Mercedes ghi nhận mức tăng 22% lên hơn 581,300 chiếc, chỉ kém 13,000 chiếc so với kỷ lục quý 1/2018.

Trung Quốc đã mang lại phần lớn sự tăng trưởng đó, chủ yếu nhờ vào sự hồi phục doanh số bán hàng trong tháng Hai. Cả hai thương hiệu cũng công bố tốc độ tăng trưởng hai con số ở Mỹ, thị trường lớn thứ hai của họ sau Trung Quốc.

Mercedes cho biết họ có thể bán được nhiều xe hơn nếu không gặp phải tình trạng tắc nghẽn sản xuất, do sự thiếu hụt chip bán dẫn quan trọng khắp toàn cầu.

Mercedes nói sẽ “tiếp tục theo dõi tình hình chặt chẽ” và vẫn liên lạc thường xuyên với các nhà cung cấp. Công ty này dự đoán những khoản thiếu hụt không xác định được từ quý đầu tiên sẽ còn kéo sang quý 2.

Về phần mình, BMW cho biết đến nay, họ không bị tình trạng cắt giảm sản lượng như vậy. “Chúng tôi đã đặt hàng kịp thời cho số lượng yêu cầu của năm nay và hy vọng các nhà cung cấp sẽ giao hàng đúng theo hợp đồng”, nhà sản xuất xe hơi cho biết trong một email gửi Fortune.

Dưới áp lực đáng kể trong việc giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ những chiếc xe mới ở châu Âu, các nhà sản xuất xe hơi cao cấp của Đức đều nhấn mạnh số lượng xe điện và xe hybrid của họ được tung ra thị trường đang tăng lên, và hiện chiếm khoảng 1/10 doanh số toàn cầu tương ứng.

Tuy nhiên, tổng số xe hơi ít và không phát ra khí thải trên tất cả các thương hiệu - gần 130,000 chiếc khi tính cả BMW, Mercedes, Mini và Smart - vẫn thua xa con số 185,000 xe điện mà Tesla đã giao trong quý đầu tiên.

Kết quả là, BMW vừa bổ sung mẫu SUV hạng trung chạy bằng điện iX3 được sản xuất ở Trung Quốc vào loạt mẫu xe châu Âu của họ. Trong khi đó, Mercedes bắt đầu giao những chiếc đầu tiên trong dòng crossover nhỏ gọn chạy bằng điện EQA mới chỉ vài ngày trước: Khoảng 20,000 chiếc đã được khách hàng đặt trước, “khởi đầu đầy hứa hẹn”, theo công ty.

Đây sẽ là sự thúc đẩy thực sự, vì thương hiệu này chỉ bán được khoảng 6,300 xe chở khách chạy bằng điện trong quý vừa qua.

Cuối năm nay, Mercedes cũng sẽ bắt đầu bán mẫu sedan hạng sang EQS, với khả năng chạy được 770 km cho một lần sạc đã được châu Âu công nhận. Phiên bản sản xuất của series này sẽ được công bố vào thứ Năm tới.

“EQS sẽ là mẫu xe có khả năng thay đổi cuộc chơi thực sự”, giám đốc bán hàng của Mercedes là Britta Seeger cam kết.

Nó sẽ được định vị để cạnh tranh với Model S của Tesla, mẫu xe hiện đang được làm mới để duy trì tính cạnh tranh sau gần 9 năm có mặt trên thị trường.

Cạnh tranh với “ngôi sao đang lên” Tesla không phải là động lực duy nhất đằng sau sự ra mắt của các mẫu xe như Mercedes EQA hay BMW iX3. Các nhà sản xuất xe hơi ở châu Âu phải đáp ứng chỉ tiêu khí thải CO2 nghiêm ngặt khi bán xe hơi mới. Tiền phạt nặng đến mức những công ty như General Motors buộc phải từ bỏ hoàn toàn thị trường châu Âu và các thương hiệu đang làm mọi thứ có thể để đẩy nhanh việc tung ra các phương tiện chạy bằng điện nhằm duy trì sự tuân thủ.

Cả hai thương hiệu cao cấp của Đức đều đã đạt được mục tiêu khí thải CO2 vào năm ngoái, chủ yếu nhờ vào việc tung ra các mẫu xe hybrid như BMW 330e xDrive và Mercedes GLC 300 de 4MATIC, khi kết hợp động cơ đốt trong với pin.

Tuy nhiên, công nghệ này bị chỉ trích nặng nề bởi những người ủng hộ môi trường vì bằng chứng thực nghiệm cho thấy chúng kém hiệu quả hơn nhiều trong việc giảm khí thải CO2. Nhiều khách hàng không hoặc không thể thường xuyên sạc pin nên thay vào đó, họ tiếp tục chạy bằng nhiên liệu hóa thạch thông thường.

Nhã Thanh (Theo Fortune)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98