Kết quả kiểm toán thể hiện thực tế kết quả kinh doanh Coteccons

01/04/2021 17:00
01-04-2021 17:00:00+07:00

Kết quả kiểm toán thể hiện thực tế kết quả kinh doanh Coteccons

Kết quả kinh doanh của CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) chịu ảnh hưởng bởi những chi phí kế toán phát sinh trong giai đoạn doanh nghiệp tiến hành tái cơ cấu, thiết lập tiêu chuẩn mới đối với các quy trình quản trị.

BCTC kiểm toán hợp nhất năm 2020 mà Coteccons vừa công bố đã cho thấy những thay đổi đáng chú ý so với số liệu tại BCTC hợp nhất quý 4/2020.

Sự chú ý đổ dồn về khoản trích lập dự phòng tăng lên, do đó, kéo giảm lợi nhuận của nhà thầu xây dựng này. Các chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng thêm khi Coteccons tiến hành rà soát, đánh giá lại rủi ro về thu hồi công nợ.

Đvt: Đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2020 của Coteccons

Trong đợt tái cấu trúc tháng 9 vừa qua, phía Coteccons cho biết đã chuẩn hóa quy trình, cách thức xác định các khoản phải thu khó đòi cần trích lập mà trước đây vốn không có tiền lệ với ban điều hành cũ. Điều này dẫn đến việc một số khoản mục phải ghi nhận thành nợ khó đòi để phản ánh tình trạng của các khoản phải thu đã tồn tại lâu năm, cũng như phản ánh một chính sách ghi nhận kế toán cẩn trọng và minh bạch hơn.

Khoảng thời gian cuối năm vừa qua, Coteccons cũng tiến hành một đợt kiểm kê tài sản, thiết bị tại khắp các công trình. Theo đó, những hoạt động này cũng thể hiện tại BCTC kiểm toán qua việc Công ty phải điều chỉnh hồi tố và ghi nhận những thay đổi vào lợi nhuận trong kỳ. BCTC kiểm toán năm 2020 của Coteccons đã ghi nhận giảm 26 tỷ đồng nguyên giá tài sản do có sự chênh lệch giữa sổ sách kế toán và kiểm kê trên thực tế. Việc bảo đảm tính minh bạch để đánh giá chính xác tình hình kết quả kinh doanh là bước đi quan trọng cần có cho kế hoạch tái cấu trúc của Công ty.

Đvt: Đồng
Nguồn: BCTC riêng kiểm toán năm 2020 của Coteccons

Các chi phí trích lập dự phòng tăng lên và việc điều chỉnh hồi tố sau kiểm toán đã dẫn đến lợi nhuận sau thuế cả năm của Coteccons đạt 335 tỷ đồng, giảm gần 129 tỷ đồng so với số liệu lũy kế tại BCTC quý 4 công bố trước đó.

Duy trì thanh toán cho nhà cung cấp, dòng tiền tiếp tục âm

Năm 2020 là năm thứ ba liên tiếp dòng tiền kinh doanh của Coteccons là số âm. Trong cùng giai đoạn này, kết quả kinh doanh của nhà thầu xây dựng lớn nhất nước cũng chứng kiến sự suy giảm.

Trong 2018 - năm đầu tiên đánh dấu chu kỳ đi xuống của ngành bất động sản và xây dựng, dòng tiền kinh doanh của Coteccons âm gần 934 tỷ đồng khi các khoản phải thu của Công ty tăng mạnh.

Trong khi đó, từ năm 2019-2020, dòng tiền kinh doanh âm chủ yếu do Coteccons duy trì việc giảm đáng kể các khoản phải trả hàng năm. Các khoản phải trả này chủ yếu liên quan đến hoạt động thanh toán cho người bán là các nhà cung cấp và thầu phụ của Công ty.

Là nhà thầu có tiềm lực tài chính mạnh, Coteccons hướng đến việc đảm bảo thanh toán đầy đủ cho nhà cung cấp và nhà thầu phụ theo hợp đồng, dù phía Công ty cũng đang đối mặt với tình trạng các chủ đầu tư kéo dài tiến độ trả nợ do gặp khó khăn về dòng tiền. Điều này trước mắt làm ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền trong hoạt động kinh doanh của Coteccons nhưng là cách để giữ vững uy tín doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn của ngành.

Dòng tiền kinh doanh của Coteccons trong năm 2019-2020
Đvt: Đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2020 của Coteccons

Tính riêng trong năm Covid vừa qua, Coteccons đã chi gần 2.1 ngàn tỷ đồng để giảm các khoản phải trả. Nhờ dòng tiền dương trên ngàn tỷ đồng từ việc giảm được các khoản phải thu, dòng tiền kinh doanh của CTD ghi nhận âm 567 tỷ.

2020 cũng đánh dấu năm thứ hai liên tiếp Coteccons giảm được các khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng, đồng thời, cũng là thêm một năm doanh nghiệp này duy trì bảng cân đối vắng bóng nợ vay.

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh thu tháng 3 của VHC tăng 5%

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) báo cáo doanh thu tháng 3 đạt 1,089 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tính trong 3 tháng đầu năm, doanh thu VHC tăng 25%.

ĐHĐCĐ Vinalink: Hợp tác với Amazon sẽ là “mỏ neo” trước biến động khó lường

Tổng Giám đốc Vinalink chia sẻ với tình hình biến động và rất khó lường, nếu không có thương mại điện tử thì sẽ khó duy trì được sản phẩm dịch vụ truyền thống như...

Công ty thành viên Sabeco thay ghế Chủ tịch, lợi nhuận quý 1 lao dốc 93%

Ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Kế hoạch (Ban phụ trách) - Sabeco, sẽ đảm nhận chức Chủ tịch HĐQT CTCP Bia - Nước Giải khát Sài Gòn - Tây Đô (TDBECO) từ ngày...

Vì sao DHA giảm lãi hơn 40% trong quý 1?

CTCP Hóa An (HOSE: DHA) công bố lãi ròng quý 1 giảm đến 43% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 9 tỷ đồng.

Mộc Châu Milk có quý lãi thấp nhất 3 năm

Ảnh hưởng từ việc người tiêu dùng giảm sức mua, CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, UPCoM: MCM) lãi sau thuế quý 1/2024 chưa đầy 50 tỷ đồng, giảm 51% so với...

Nam Sông Hậu lỗ quý thứ 2 liên tiếp, Chủ tịch bị bán giải chấp gần 19 triệu cp

Tài khoản chứng khoán của ông Mai Văn Huy - Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE: PSH) đang “nóng” như thời tiết Sài Gòn. Theo báo cáo...

ĐHĐCĐ KDH: Đã nộp hồ sơ chào bán riêng lẻ 110 triệu cp

Chiều ngày 23/04/2024, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) đã tổ chức ĐHĐCĐ nhằm thông qua phương án phát hành tối đa gần 102 triệu cp cho các hoạt...

Lãi ròng quý 1 của ANV rơi 82%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Nam Việt (HOSE: ANV) có doanh thu thuần 1,016 tỷ đồng và lãi ròng 17 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 82% so với cùng kỳ năm trước.

Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc “Xây dựng nhà máy phân đạm số 1 từ khí có công suất...

Lãi ròng FPT tiếp tục cao kỷ lục trong quý 1/2024

CTCP FPT (HOSE: FPT) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hai con số trong quý 1/2024, với doanh thu hơn 14 ngàn tỷ đồng và lãi ròng gần 1.8 ngàn tỷ đồng - đây cũng là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98